người không phải là triết gia nhưng đang nhắm đến một sự nghiệp chính trị, là hai
người đối thoại chính.
SOCRATE.-… Bây giờ hãy giả sử một đường thẳng được cắt thành hai phần
không bằng nhau; rồi lại cắt thành mỗi phần theo cùng tỷ lệ đó, phần của giới khả
giác và phần của giới khả niệm (1); và tuỳ theo mức độ sáng sủa hay tối tăm
tương đối của các vật, bạn sẽ có trong giới khả giác một đoạn đầu, đoạn của
những ảnh tượng (2). Tôi gọi là những ảnh tượng, trước tiên là những cái bóng,
tiếp theo là những hình ảnh mờ mờ như bóng ma hiện trên các mặt nước và trên
mặt những vật thể mờ đục, trơn nhẵn và bóng và tất cả những biểu tượng khác
cùng loại. Cậu nắm được chứ?
GLAUCON.- Vâng, con hiểu.
SOCRATE.- Bây giờ cậu hãy hình dung đoạn kia mà đoạn đầu là hình ảnh: đoạn
này bao gồm cả chúng ta, những sinh vật (3) và với chúng ta sẽ là tất cả những
cây cối và tất cả những đồ vật do con người tạo ra.
GLAUCON.- Con hình dung được điều đó.
SOCRATE.- Cậu có vui lòng chấp nhận rằng giới khả giác chia ra thành cái thật
và cái giả và rằng hình ảnh đối với nguyên mẫu cũng giống như đối tượng của dư
luận đối với đối tượng của tri thức?
GLAUCON.- Vâng, hẳn thế rồi.
SOCRATE.- Đàng khác, cậu hãy xem xét, phải cắt đoạn khả niệm (4) theo cách
nào?
GLAUCON.- Sao ạ?
SOCRATE.- Thế này: Trong phần đầu của đoạn này (5), tâm hồn sử dụng những
đối vật vốn là những nguyên bản trong đoạn trước như là những hình ảnh, buộc
phải xây dựng những nghiên cứu của mình bằng cách khởi đi từ những giả thuyết
(6) và theo một lộ trình dẫn dắt nó, không phải đến nguyên lý, mà đến kết luận;
trong phần thứ nhì (7) tâm hồn đi từ giả thuyết đến nguyên lý phi giả thuyết
(principe anhypothétique), không dùng đến những hình ảnh, như trong trường