SOCRATE.- Trong tình hình như thế, này Diotime, thì những ai sẽ quan tâm đến
triết lý, bởi vì những người thông thái thì không cần quan tâm, và những kẻ ngu
dốt thì chẳng muốn quan tâm?
DIOTIME.- Chuyện ấy đã rõ ràng, giờ đây ngay cả một đứa trẻ cũng thấy được:
đó là những kẻ trung gian giữa loại này và loại kia, và Eros là một trong số đó.
(8). Bởi vì khoa học hẳn nhiên là nằm trong số những điều tốt đẹp nhất; vậy mà
thần Tình yêu lại lấy Cái đẹp làm đối tượng luyến ái; như vậy tất yếu thần tình
yêu phải là triết gia, và trong tư cách triết gia, là người trung gian giữa bậc thông
thái và kẻ ngu dốt - Những điều khiến cho thần có những đức tính này, đó là do
xuất thân của thần: cha thần thì thông thái và giàu mưu trí, trong khi mẹ thần
chẳng chút thông thái, lại còn khốn cùng. Nói tóm lại, bản chất của vị thần này,
theo Socrate nghĩ, là như thế.
PLATON, Bữa Tiệc.
1. Bằng cách này Platon đưa một đối thoại vào trong trong đối thoại.
2. Tiếng Hy Lạp là Poros, từ này chỉ người có khả năng tìm ra giải pháp, lối thoát,
tránh được bế tắc.
3. Tiếng Hy Lạp: Penia, chỉ sự khốn cùng, thiếu thốn điều thiện.
4. Tình yêu, là câu trả lời của Ulysse trong Odysée.
5. Như vậy, Eros thường được biểu thị qua những nét của một đứa bé bầu bĩnh,
phúng phính, luôn trẻ trung và không ngừng hồi sinh. Nhưng đó cũng là trường
hợp của thế giới chúng ta, luôn tái sinh vào mỗi mùa xuân.
6. Triết lý đi theo ý thức về sự thiếu tri thức, đó là tình yêu và dục vọng.
7. Bản chất hỗn hợp của triết gia, theo hình ảnh của Eros và thế giới.
8. Và đó là lý do tại sao thần Tình yêu không phải là một vị thần tối cao, mà chỉ
là thần trung gian.
CỘNG HOÀ