"khả thể" và "khả thể tính" của chúnh ta thực ra chỉ được suy tưởng đến trong sự
đối nghịch với "thực tại tính", nghĩa là khởi từ một lối giải thích nhất định - lối
giải thích siêu hình - về Tính thể được quan niệm như actus và potentia, sự đối
nghịch được người ta đem đồng hoá với sự đối nghịch giữa existentia và essentia.
Khi nói đến "sức mạnh trầm lặng của khả thể", tôi không có ý muốn hiểu khả thể
đó là possibile của một possibilitas chỉ được biểu tượng ra, cũng chẳng phải là
potentia như là essentia của một actus của existentia, nhưng tôi muốn hiểu đấy là
chính Tính thể; trong khao khát yêu thương của nó, Tính thể này có tiềm năng đối
với Tư tưởng và do đó, đối với thể tính của con người, nghĩa là có tiềm năng đối
với mối tương quan giữa con người và Tính thể. Có tiềm năng điều động một sự
vật ở đây có nghĩa là: gìn giữ sự vật đó trong thể tính của nó, duy trì sự vật đó
trong tố chất của nó.
Một khi Tư tưởng xa lìa tố chất của mình và do đó khởi sự suy đồi, thì Tư tưởng
bù trừ sự mất mát ấy bằng cách tự phong cho mình một giá trị như là techne, như
là khí cụ giáo dục, để rồi chẳng bao lâu, trở thành môn học của học đường và rốt
cuộc, biến thành như là bộ môn văn hoá. Dần dà theo với thời gian, triết học trở
thành một kỹ thuật giải thích bằng những nguyên nhân tối hậu. Người ta không tư
tưởng nữa mà chỉ bận tâm tới "triết học". Trong trò cạnh tranh nhau, lúc bấy giờ
những mối bận tâm như thế phụng hiến cho công chúng dưới hình thức những
"chủ nghĩa…" và đều nhắm đến chỗ tăng giá để cạnh tranh lẫn nhau. Uy quyền
tối thượng của những nhãn hiệu loại đó, chẳng phải bởi tình cờ mà có. Uy quyền
ấy, đặc biệt là trong thời hiện đại, dựa trên sự chuyên chế của đám động quần
chúng. Tuy thế, cái mà người ta gọi là "hiện sinh riêng tư" vẫn chưa phải là: là-
con-người một cách tính yếu và tự do. Nó chỉ là một quyết tâm nhất mực trong sự
phủ nhận những gì thuộc về đám đông công chúng. "Hiện sinh riêng tư" chỉ là
một nhánh chiết tùy thuộc vào cây hiện sinh công cộng và chỉ tự nuôi sống mình
nhờ sự tháo lui trước đời sống công cộng.
Martin HEIDEGGER, Thư về nhân bản chủ nghĩa.
NHẬP MÔN SIÊU HÌNH HỌC
(Einfhrung in die Metaphysik _ Introduction à la Métaphysique) 1953