TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1731

hiệu, khả tính vận trù và điều phối chúng theo những quy tắc cố định và phổ quát,
từ đấy nó tạo ra cho tư tưởng mô hình riêng tương thích và tính cách chắc chắn lý
thuyết. Tư tưởng, bằng cách tự gấp mình trong thế giới những dấu hiệu, sửa soạn
cuộc đột phá quyết định bởi đó nó chinh phục thế giới của riêng mình, thế giới
của Ý niệm (le monde de l’Idée)…

Nhưng nếu khái niệm tượng trưng phải được coi như có tính xây dựng cho khái
niệm tri thức chính xác, thì do vậy nó có vẻ như được dành cho lãnh vực này. Uy
quyền của nó mang lại sự tiếp cận cho lãnh vực của sự chính xác dường như cũng
đóng khung nó vào nơi đó mà không được quyền nhìn nghiêng ngó ngược đi đâu
khác. Rất có thể là chính đáng, ngay cả cần thiết nữa, đối với thế giới khái niệm
trừu tượng phải tự ràng buộc với một thế giới ký hiệu. Nhưng người ta đã hoài
công tự tạo một ý tưởng cao quý về sự hoàn tất thuần lý mà sự kết hợp này với
những dấu hiệu tạo ra cho khái niệm, tuy vậy vẫn không thể thoát khỏi điều là
loại hoàn tất này của tri thức chỉ thuộc về tình trạng thành tựu của nó. Phải chăng
người ta có thể - khi khảo sát toàn bộ tri thức và những mô hình của nó - giới hạn
tia nhìn vào tình trạng sau cùng, thay vì ôm choàng cùng lúc cả chỗ khởi đầu và
đoạn giữa? Người ta có phải tìm kiếm hoạt động của chức năng tượng trưng trong
những cấp bậc đầu của tư tưởng khái niệm mà tính độc đáo dường như chính là
hệ tại chỗ chúng chứa một sự chắc chắn trực tiếp chứ không phải một kiến thức
trung gian và suy lý? Chẳng phải là bạo hành với tính trực tiếp kia, trí tuệ hoá
một cách hoàn toàn bất chính trực quan và tri giác khi muốn sáp nhập chúng vào
vương quốc của cái tượng trưng? Nếu vấn đề biểu tượng tiếp đón chúng ta ngay
khi người ta đi đến ngưỡng cửa của tri thức bằng những khái niệm thuần túy, thì
đàng khác, dường như chúng ta cũng phải công nhận nó chỉ sinh ra trên ngưỡng
cửa này. Điều gì dường như phân biệt, một lần cho tất cả, khái niệm tri giác với
trực quan đó là nó có thể dừng lại nơi những dấu hiệu biểu thị đơn thuần và hài
lòng với chúng trong khi chúng duy trì, với đối tượng của chúng, một tương quan
hoàn toàn khác, ngay cả là đối nghịch, trong chừng mực mà chúng tự cho là đang
tiếp xúc trực tiếp với đối tượng này, hướng đến chính sự vật, chứ không phải đến
một dấu hiệu thuần túy biểu tượng của sự vật đó…

Ernst CASSIRER, Triết học về những mô hình tượng trưng,

quyển III, t.59-62.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.