Đầu óc hiếu kỳ ở nhiều bộ môn với kiến thức uyên bác, người kế tục thời hiện đại
của Triết lý Khai sáng (la Philosophie des Lumières) Ernst Cassirer đã dành tác
phẩm của mình để khởi thảo một khoa nhân học về những mô hình tượng trưng
(une anthropologie des formes symboliques) quan tâm phát biểu thành một đại
tổng đề những tiến bộ của toán học về thiên nhiên và những khám phá của các
khoa học xã hội và của lịch sử những ý tưởng. Tác phẩm của ông mang lại, trong
toàn bộ những công trình đưa đến triết học về những mô hình tượng trưng, một
phần đóng góp đáng kể vào triết học văn hoá. Chức năng của biểu tượng - với sự
tiến bộ của những khoahọc về thiên nhiên - là làm thành khả thi sự xây dựng
thuần lý và hội nhập "khách quan tính của kinh nghiệm"(nằm trong trực tuyến
của "biểu đồ siêu nghiệm"của triết học Kant), diễn tả tính thường hằng (la
constance) và những những yếu tố bất biến của kinh nghiệm. Nhưng đó cũng là
chức năng của mọi mô hình tượng trưng khác, đang thực hiện công trình trong
ngôn ngữ và trong nghệ thuật, trong những hình thức khác nhau của biểu tượng
về thế giới, trong huyền thoại và trong tôn giáo. Dưới tất cả những hình thức đa
dạng đó, đang "thi công" trong văn hoá nhân loại, trực quan trở thành có kỷ luật
và "được tạo dáng" (mise en forme) trong một cố gắng ở đó khả năng sáng tạo
của ý thức và lý tính được bộc lộ, tạo nên một vũ trụ ý nghĩa và định cấu hình cho
một thế giới nhân văn, không phải được ban sẵn, mà là được kiến tạo.
TRIẾT LÝ VỀ NHỮNG MÔ HÌNH TƯỢNG TRƯNG
(La Philosophie des Formes symboliques) - 1923-1929
Tác phẩm trọng yếu của Ernst Cassirer kiến tạo nên những nền tảng của một
"triết học về văn hoá nhân loại" nó nhận được tính nhất quán từ khái niệm - có
tầm phổ quát - "những mô hình tượng trưng". Việc sử dụng công cụ, dấu hiệu và
biểu trưng trong thế giới ngôn ngữ, việc đưa vào công trình những hình thức của
ý thức thần thoại, những nghi lễ tôn giáo, cho đến những kết cấu tượng trưng
phức tạp nhất của tri thức khoa học và của lôgích tượng trưng, tất cả những hoạt
động đặc biệt của văn hoá kiến tạo những công trình được xây dựng và thiết định
bằng những mô hình và những phương thức tượng trưng đa dạng. Những hình
thức chính được liên tiếp nghiên cứu trong ba quyển của tác phẩm: 1. Ngôn ngữ
(1923); 2. Tư tưởng thần thoại (1925); 3. Hiện tượng học về tri thức (1929). Như
thế, toà lâu đài phức hợp của văn hoá nhân loại được kiến tạo từ chính yếu tố sản