TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1735

lại giảng dạy ở Cambridge năm 1944 nhưng rồi từ nhiệm năm 1947. Ông mất
năm 1951.

Trong khi bộ Tractatus nhắm đến việc đưa ra ánh sáng - theo sợi chỉ dẫn đường
của việc phân tích lôgích về ngôn ngữ - "mô hình lôgích của thế giới", nhằm đạt
đến việc chia phần "cái gì có thể nói được" và cái gì "không nên nói" (mà chỉ có
thể được "chỉ ra") - trong một công cuộc không phải là không liên quan tới việc
xác định một "giới hạn" siêu nghiệm của kinh nghiệm khả hữu, nhưng với một
bản chất khác hơn là bản chất mà công cuộc phê phán của Kant thực hiện -, cái
mà đôi khi người ta gọi là "nền triết học thứ nhì" của Wittgenstein nhằm đạt đến
cùng mục đích, nhưng theo những con đường khác. Như vậy vấn đề không còn là
đưa ra ánh sáng một lần cho tất cả trong cơ cấu lôgích của ngôn ngữ cái "mô hình
lôgích bất biến của thế giới", mà là mô tả, theo một cách không nên bằng định
nghĩa vét cạn, tính phong phú vô hạn của những "ngữ pháp" thích hợp với tính đa
dạng luôn thay đổi của những "trò chơi ngôn ngữ" mà những hình thức sống của
hữu thể người dính líu vào; và chính bởi đó, chỉ ra những ai ngộ nhận về đề tài
này khi không biết đến những quy tắc mặc nhiên của nó, sẽ gặp phải những ảo
tưởng nào hay những khó khăn rắc rối nào mà những trò chơi ngôn ngữ đôi khi
lôi kéo họ vào mà họ không biết.

Từ một nền tảng quan trọng của những bản thảo di tác, các nhà xuất bản đã cho ra
mắt rất nhiều quyển "nhận định triết học" với một văn phong thường là theo kiểu
châm ngôn, có khi theo kiểu nói ngược, mà Wittgenstein chuẩn bị để xuất bản,
như Những nhận định triết học và bản thảo quan trọng được biết dưới cái tên Big
Typecript hay Những thám cứu triết học mà Wittgenstein làm việc suốt cả đời.

Do chính sự kiện là tính mới mẻ và tính độc đoán của mình, và cũng do bởi sự
kiện tính ngắn gọn, giống châm ngôn và giống kiểu đối thoại Socrate, tư tưởng
của Wittgenstein đã làm nảy sinh nhiều ngộ nhận nghiêm trọng, mà tiêu biểu nhất
là việc chủ nghĩa thực chứng lôgích của câu lạc bộ thành Vienne tự cho là phát
huy từ bộ Tractatus của Wittgenstein. Nhưng nhiều ngộ nhận cũng không vắng
mặt từ cái cách mà một vài trào lưu của triết học phân tính Anh quốc kiến giải
"triết học thứ nhì của Wittgenstein.

KHẢO LUẬN TRIẾT HỌC _ LÔGÍCH

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.