TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1744

có thể nêu lên rất nhiều ví dụ nữa, nhiều nhóm trò chơi khác nữa theo cùng cách
ấy; chúng ta có thể thấy các điểm giống nhau xuất hiện và biến mất như thế nào.

Và kết quả của sự xem xét này là: chúng ta thấy một mạng lưới phức tạp các sự
giống nhau trùng nhau và đan chằng hnau: đôi khi có những sự giống nhau tổng
quát, đôi khi giống nhau về chi tiết.

71. Người ta có thể nói rằng khái niệm "trò chơi" là một khái niệm có những nét
mờ nhạt. "Nhưng một khái niệm mờ nhạt có thực sự là một khái niệm không?" -
Một bức ảnh chụp mờ có thực sự là hình của một người không? Thay thế một bức
hình mờ với một bức hình rõ có luôn luôn là một điều bất lợi không? Phải chăng
bức hình mờ thường lại chính là điều chúng ta cần?

Frege so sánh một khái niệm với một khu vực và nói rằng một khu vực với những
ranh giới mơ hồ không thể được gọi là một khu vực. Có lẽ điều này có nghĩa là
chúng ta không thể làm gì với nó. -Nhưng có là vô nghĩa khi nói: "Hãy đứng đại
khái chỗ đó" không? Giả sử tôi đang đứng với một người ở một công viên thành
phố và nói như thế. Khi tôi nói thế tôi không vẽ bất cứ loại ranh giới nào cả,
nhưng có thể tôi lấy tay chỉ - như thể tôi đang chỉ về một điểm nhất định. Và đây
chính là cách mà một người có thể giải thích cho một ai hiểu một trò chơi là gì.
Người ta nêu các ví dụ và có ý hiểu chúng một cách nhất định. Tuy nhiên tôi
không có ý nói rằng chúng ta giả thiết người ấy phải thấy trong các ví dụ ấy điểm
chung mà tôi vì một lý do nào đó không thể diễn tả; nhưng giả thiết rằng người ấy
bây giờ phải sử dụng các ví dụ ấy một cách nhất định. Vì mọi định nghĩa tổng
quát cũng có thể bị hiểu sai. Điểm chính ở đây là cách chúng ta chơi trò chơi.
(Tôi muốn nói trò chơi ngôn ngữ với từ "trò chơi".)

241. "Có nghĩa là bạn đang nói rằng sự nhất trí của người ta quyết định điều gì là
đúng và điều gì là sai ư?" - Chính những gì người ta nói là đúng và sai; và họ nhất
trí về ngôn ngữ mà họ sử dụng. Đó không phải là nhất trí về các ý kiến mà về các
nếp sống.

309. Mục tiêu của bạn là gì trog triết học? - chỉ cho con ruồi lối bay ra khỏi cái lọ
đựng ruồi.

Ludwig WITTGENSTEIN, Thám cứu triết học.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.