TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1746

tượng chủ quan tạo thành kiến thức khách quan chung. Nếu như biểu tượng của
tôi về định lý Pythagore là của cá nhân tôi, song định lý này diễn tả một chân lý
khách quan, phổ quát và vĩnh cửu.

Trong viễn tượng đó, lý thuyết những mô tả xác định (la théorie des descriptions
définies) của Russell từ lâu vẫn được coi là "khuôn mẫu của phép phân tích". Sự
phân tích tỏ ra là có tính giản quy ở chỗ thay vì tạo nên những chủ thể thực sự
tham chiếu về những đối tượng mà ta phải đảm đương thực tại, thì những cách
diễn tả kiểu như "Vua hiện nay của xứ Pháp" được giản quy thành những kiến tạo
khái niệm phức tạp định tính một đối tượng của thế giới.

Từ đó, Wittgenstein trong Tratatus, coi lôgích là một phương tiện nhận thức một
thế giới được quan niệm như toàn bộ những sự kiện. Hơn nữa, những quy tắc cấu
tạo của thuyết tượng trưng lôgích cung cấp những tiêu chuẩn của ý nghĩa: chỉ có
những phát biểu có ý nghĩa về phương diện lôgích mới có thể nói lên - nghĩa là
biểu thị - một cái gì, điều này loại trừ những phát biểu triết học (kể cả những phát
biểu trong quyển Tratatus!). Nếu điều cốt yếu - thuộc về ý thức mỹ học, đức lý và
tôn giáo của đời sống - không còn có thể được nói lên, thì triết học, trong chiều
kích biện luận của nó, từ nay vĩnh viễn thuộc về một loại hoạt động hàng thứ nhì
của việc "thanh lọc lôgích của tư tưởng".

Không mấy động lòng với những đức tính của sự im lặng huyền nhiệm (le silence
mystique), các lý thuyết gia của câu lạc bộ thành Vienne phát triển một thứ thực
chứng lôgích được đặc trưng hoá, nhất là nơi Carnap, bằng một phê phán gay gắt
đối với siêu hình học, và mối bận tâm trải rộng sự phân tích đến lãnh vực những
kiến thức thường nghiệm bằng cách kiến tạo nên một phương pháp luận về các
khoa học, nó khai thác mọi khả tính của các lôgích học mới có thể được quan
niệm, không còn như những lý thuyết, nhưng như những ngôn ngữ, những cú
pháp thuận tiện. Dự án này được mở ra ở Anh bởi Ayer và ở Mỹ bởi Morris đưa
vào một viễn tượng kí hiệu rộng lớn: lý thuyết tổng quát về những dấu hiệu hội
nhập mọi phương pháp luận. Nhưng chẳng mấy chốc nó phải chịu những đòn tấn
công của Quine, người phản bác các tiền giả định chủ nghiệm, nhất là thuyết quy
ước (le conventionalisme), thuyết chủ hiện tượng (le phénoménalisme) và sự dai
dẳng của những phân biệt nguyên tắc giữa cái phân tích/ cái tổng hợp và tiên
thiên/ hậu thiên. Cùng cách ấy Quine lên án những tiền giả định lôgích khi tố cáo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.