"huyền thoại của ý nghĩa", khi hoàn tất việc giản quy những hạn từ đặc thù bằng
một định nghĩa về những danh từ riêng trong lôgích của Russell (nghĩa là những
từ như "Tôi" hay "cái này" được cho là chỉ trực tiếp một đối tượng), và bằng cách
kiến tạo nên một tiêu chuẩn về sự kết ước hữu thể học (critère d’engagement
ontologique) và bảo vệ luận đề về sự bất định trong dịch thuật.
Như thế triết học phân tích lấy ngôn ngữ làm cơ sở lộ xuất (le lieu d’ émergence)
của ý nghĩa và của tri thức, khởi đầu là phương tiện để đặt ra và giải quyết, cuối
cùng là làm tan biến mọi vấn đề triết học, bằng phương pháp phân tích. Chẳng
hạn vấn đề hữu thể học không còn phải là cái gì hiện hữu mà là xác định những
kết ước hiện sinh mà một lý thuyết đề ra.
Ngôn ngữ thông thường và sự mô tả (Langage ordinaire et description)
Tuy nhiên không nên tin rằng phương pháp phân tích duy nhất được sử dụng là
thuộc về sự phân tích lôgích. Ngay từ đầu thế kỷ Moore phát động việc phê phán
chủ nghĩa duy tâm lúc đó vẫn còn đang thắng thế tại Cambridge, và về sau phát
hiện một thứ "triết học của lương thức thông thường"(philosophie du sens
commun), bằng cách thực thi một sự phân tích gọi là phi hình thể (analyse
informelle), thuần khái niệm, không vay mượn chút gì từ những kỹ thuật lôgích.
Cũng thế, Frege phác thảo trong bộ Tìm kiếm lôgích một sự phân tích thực dụng
đưa ông đến chỗ định nghĩa phán đoán như một hành vi giả thiết một sự kết ước
đối với sức mạnh khẳng định của mệnh đề được bàn tới. Như thế, phán đoán
"Socrate phải chết" không chỉ diễn tả tư tưởng về cái chết của Socrate mà còn
phát biểu một khẳng định của người đối thoại đảm nhận chân lý của điều anh ta
diễn tả.
Công khai tố cáo ảo tưởng mô tả cho đến lúc ấy đã đưa đến việc dành ưu tiên một
cách bất hợp lý cho chiều kích nhận định, thông tin và nhận thức của ngôn ngữ,
Austin đề xuất một cuộc phân tích những kiểu khác nhau của các hành vi ngôn
ngữ (actes de langage), lấy lại một vài kiểu thực hành của Aristote, ông thực hiện
một sự mô tả tỉ mỉ những cách sử dụng khác nhau của ngôn ngữ thông thường.
Cách tiếp cận theo lối mô tả này đã được lập thuyết bởi Searle.
Những điểm hội tụ (Convergences)