TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1836

khi đề xuất tiêu chuẩn sau đây: một lý thuyết là khoa học nếu nó có thể trắc
nghiệm và vậy là, cuối cùng, có thể bị phản bác. Popper tố cáo là nguỵ tạo không
chỉ chống lại chủ nghĩa kinh nghiệm cổ điển (Locke, Berkeley, Hume) mà còn
chống lại chủ nghĩa tân thực chứng (le néo - positivisme) của câu lạc bộ thành
Vienne, trường phái này cho rằng tính khả chứng thực nghiệm (la vérifiabilité
empirique) là điều kiện tất yếu để cho một phát biểu có một ý nghĩa và có thể có
một phận vị khoa học (un statut scientifique).

Vào năm 1919, lần đầu tiên, tôi đã chạm trán vấn đề phải vạch ra một giới tuyến
giữa những phát biểu và những hệ thống phát biểu mà người ta có thể, một cách
chính đáng, quy chiếu về khoa học thực nghiệm và những phát biểu mà người ta
có thể định tính là "nguỵ khoa học" (pseudo - scientifiques) hay, trong một số bản
văn là "siêu hình" hay là thuộc về lôgích học và toán học thuần tuý.

Vấn đề này đã làm động não nhiều triết gia từ thời Bacon, nhưng tôi chưa thấy nó
được định thức một cách hiển ngôn. Ý tưởng được quảng bá rộng rãi nhất đó là
khoa học được đặc trưng bởi cơ sở quan sát và bởi phương pháp quy nạp, trong
khi mà những thứ nguỵ khoa học và siêu hình học được định nghĩa bởi phương
pháp tư biện hay, như Bacon nói, bởi sự kiện chúng cho phép những dự phóng
tinh thần (anticipations mentales) can thiệp, nghĩa là một loại yếu tố hoàn toàn
giống như giả thuyết.

Tôi không bao giờ có thể thừa nhận một biểu thị như vậy. Những lý thuyết vật lý
hiện đại, nhất là lý thuyết của Einstein (mà người ta bàn luận sôi nổi khắp nơi vào
năm 1919) thì cực kỳ là tư biện và trừu tượng và chúng có một tương quan rất xa
với "cơ sở quan sát" mà người ta có thể gán cho chúng. Những toan tính khác
nhau nhằm chỉ ra rằng những lý thuyết này, ít hay nhiều trực tiếp đều được xây
dựng trên những quan sát, có vẻ như thế. Và Bacon từng đưa ra những phản biện
chống lại hệ thống Copernic, dưới lý do là "hệ thống đó bạo hành với các giác
quan của chúng ta một cách vô ích". Vậy mà, nói chung, những lý thuyết vật lý
ngay cả những lý thuyết thoả đáng nhất, vẫn luôn giống với "những dự tưởng của
tinh thần" mà Bacon bác bỏ.

Đàng khác, nhiều loại mê tín và những phương thuật bình dân (cho việc gieo
giống, chẳng hạn) được tập hợp trong những quyển lịch thư hay những quyển

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.