TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1837

đoán điềm giải mộng, thì có tương quan nhiều hơn với sự quan sát và thường phát
sinh từ, một cách không thể phủ nhận, những tiến trình gần với những phương
pháp quy nạp. Nhất là những chiêm tinh gia vẫn luôn viện cớ rằng "khoa học" của
họ dựa trên những cứ liệu quy nạp dồi dào. Có lẽ những cao vọng đó thiếu cơ sở,
nhưng chưa bao giờ người ta nghĩ đến việc làm mất giá khoa chiêm tinh bằng
cách tiến hành một cuộc thám cứu phê phán những cứ liệu quy nạp được nói đến.
Vậy mà bộ môn này vẫn không vì thế mà không bị bác bỏ bởi khoa học hiện đại,
bởi vì nó không đáp ứng các lý thuyết và các phương cách được chấp nhận.

Vậy là hình như cần có thể vận dụng một tiêu chuẩn phân tuyến khác. Và tôi đã
đề xuất (ngay dầu tôi đã đợi nhiều năm trước khi cho ra mắt những ý tưởng này)
về chuyện này, nên coi là tiêu chuẩn, đối với một hệ thống lý thuyết, khả tính bị
bác bỏ hay vô hiệu hoá. Theo quan niệm này, mà tôi luôn tiếp tục bảo vệ, một hệ
thống chỉ được coi là khoa học nếu nó công thức hoá những khẳng định có thể đi
vào xung đột với một vài quan sát. Những toan tính nhằm gây ra những xung đột
loại này, nghĩa là nhằm phản biện hệ thống, thực ra cho phép trắc nghiệm nó. Có
thể được trắc nghiệm, nghĩa là có thể bị phản biện, và đặc tính này vậy là có thể
dùng, theo cùng cách, làm tiêu chuẩn phân tuyến.

Quan niệm này nhìn thấy trong vận động phê phán (la démarche critique) đặc tính
cốt yếu của khoa học. Như vậy nhà bác học phải nghiên cứu những lý thuyết dưới
khía cạnh chúng có thể được khảo sát theo cách phê phán: ông tự hỏi những lý
thuyết này có sẵn sàng để chịu phê phán theo mọi cách và, trong trường hợp đó,
chúng có đủ sức đề kháng lại hay không. Chẳng hạn, lý thuyết của Newton, tiên
đoán một vài khía cạnh trong tương quan với những định luật của Képler (vì sự
tương tác giữa các hành tinh) trong khi mà những khía cạnh này chưa từng được
quan sát. Do vậy lý thuyết này bị phơi bày cho những mưu toan phản biện mà sự
thất bại của chúng [những mưu toan phản biện] sẽ có nghĩa là sự thành công của
lý thuyết này. Lý thuyết của Einstein cũng từng được trắc nghiệm theo cách
tương tự. Và thực tế là, mọi trắc nghiệm hiệu quả tạo thành những mưu toan phản
biện. Chỉ khi một lý thuyết chịu đựng được những thử thách này người ta mới có
thể khẳng định rằng nó đã được xác nhận hay thêm vững chắc bởi kinh nghiệm
[…]

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.