TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 184

ấy sẽ cảm thấy buồn sầu, tiếc nuối như thế có lẽ còn đỡ lố bịch hơn là chế diễu
linh hồn trở về từ cõi sáng láng kia.

GLAUCON.- Vâng, đó là sự phân biệt chí lý.

PLATON, Cộng hoà.

1. Đó là lý do khiến Socrate thường tỏ ra lơ là, không hứng thú với những chuyện
hành chánh công vụ.

2. Ý chỉ những biện giả (sophistes).

Giáo dục triết học và sự cải tâm (hay chuyển hoán linh hồn)

Giáo dục triết học, ngược lại với sự đào tạo nguỵ biện, không nên tìm cách đem
lại cho người học những lợi khí để thành công trong đời sống, mà phải hướng đến
mục tiêu cao cả hơn.

Như Socrate chỉ qua hình ảnh người hộ sản tâm hồn, tri thức không phải là một
đồ vật hay một món hàng hoá ở bên ngoài mà người ta đi mua nơi nơi người nào
có nó. Tri thức là cái riêng của mỗi tâm hồn vốn có trí tuệ như một cơ quan : cơ
quan đó là con mắt của tâm hồn, phải hướng về điều Thiện.

SOCRATE.- Nếu đúng như thế, chúng ta có thể kết luận rằng giáo dục không
phải là những gì nghe qua một số người nào đó tự cho mình quyền đặt để tri thức
vào một người không có nó, cứ như thể họ có thể nhét thị giác vào trong mắt
người mù vậy (1).

Trái lại, chính cảm nhận của bản thân chúng ta mới thấy rằng linh hồn mọi người
đều có khả năng học hiểu chân lý và cơ năng để nhìn thấy sự thật (2); và cũng
giống như khi người ta có thể quay cả cơ thể lại để đôi mắt có thể nhìn thấy ánh
sáng, thay vì bóng tối, thì toàn thể linh hồn cũng có lúc phải quay đi khỏi thế giới
hay thay đổi này (3) để cho mắt nó có thể kham nổi công việc chiêm ngưỡng thực
tại và ánh quang tột đỉnh, mà chúng ta gọi là điều Thiện. Vì thế, có thể có một
nghệ thuật, mà mục đích của nó là gây ảnh hưởng đến chính sự thể này, sự
chuyển hoán linh hồn theo cách sẵn sàng nhất; không phải nhằm đặt để thị lực

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.