TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 182

với bóng tối. Họ sẽ cười nhạo anh ta, và bảo rằng, anh ta đi lên như vậy rồi lại
xuống, chỉ khiến thị lực của anh bị huỷ hoại, như vậy có đáng gì không. Nếu họ
tóm được kẻ đã cố gắng giải cứu họ và dẫn họ lên, họ sẽ giết hắn.

Phải, họ sẽ giết.

PLATON, Cộng hoà.

Giải thích ẩn dụ

SOCRATE.- Glaucon thân mến, giờ đây hãy áp dụng cho chính xác hình ảnh này
vào những gì chúng ta đã nói trên đây. Nhà tù tương ứng với miền đất được thị
giác vén mở cho chúng ta, và ánh lửa sáng, ví như quyền lực của mặt trời. Còn lối
đi lên để thấy các vật ở thế giới bên trên, con có thể coi đó là hành trình hường
thượng của linh hồn để đi vào miền đất của thế giới khả niệm, rồi con sẽ có trong
tay những gì ta phỏng đoán, vì đó là điều ta hằng ao ước muốn nghe nói đến (1).
Chỉ có trời mới biết điều này có đúng hay không. Nhưng đây chính là tất cả
những gì xuất hiện ra trước mắt ta, với một mức độ nào đó. Trong thế giới tri
thức, điều cuối cùng được người ta nhận thức, và chỉ nhận thức được với biết bao
khó khăn, chính là Ý niệm về điều Thiện. Một khi nó được nhận thức, tất cả sẽ có
một kết luận theo sau, như tất cả mọi sự vật, rằng đây là nguyên nhân của bất cứ
điều gì tốt đẹp và chân thực; trong thế giới khả giác, nó khai sinh ánh sáng và ban
phát ánh sáng, trong khi tự thân, nó là chủ thể trong giới khả niệm và là nguồn cội
của trí năng và chân lý. Và phải thấy được điều đó để có thể hành động khôn
ngoan trong cuộc đời của chính mình, cũng như những vấn đề của quốc gia.

GLAUCON.- Con đồng ý với thầy, trong mức độ mà con theo kịp ý tưởng của
thầy.

PLATON, Cộng hoà.

1. Platon mô tả những tương quan theo kiểu tương tự như sau:

Cái khả giác = Mặt trời = giới khả niệm

Nhà tù lửa giới trên cao

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.