sau đây tóm tắt dự tính đó:
1. Các khoa học nhân văn, đồng tư cách với những kiến thức khác, thì khả niệm
(intelligibles) qua ánh sáng của tiên thiên lịch sử (apriori historique) nó tạo thành
điều kiện khả hữu của chúng, Foucault chỉ định cái khái niệm nghịch lý này bằng
từ Hy lạp cổ là "épistémè;" (khoa học/ nhận thức).
2. Vấn đề con người tương ứng với một giai đoạn giới hạn của lịch sử tính thuần
lí (la rationalité) phương Tây: nó đặt con người trong vị thế nghịch lý là một đối
tượng mà kiến thức phải xác định để tìm hiểu nơi nó về những điều kiện khả hữu
của chính mình.
3. Con người không phải là vấn đề của các khoa học nhân văn. Bản văn sau đây
luận chứng nghịch lý đó.
Các khoa học nhân văn trong épistémè hiện đại: một vị thế đặc biệt trong trường
kiến thức (Les sciences humaines dans l’épistémè moderne: une position
spécifique dans le champ du savoir)
Cái gì biểu lộ… đặc điểm của các khoa học nhân văn, người ta thấy rõ rằng đó
không phải là cái đối tượng ưu đãi, và rất ư rối rắm là con người. Vì cái lý do xác
đáng rằng không phải con người tạo ra chúng và ban tặng cho chúng một lãnh
vực đặc biệt; mà chính cái tư thế tổng quát của épistémè đặt vị trí cho chúng kêu
gọi chúng và thiết định chúng - cho phép chúng tạo con người thành đối tượng
của chúng. Vậy là người ta sẽ nói rằng có một "khoa học nhân văn" không phải ở
bất cứ nơi nào mà người ta phân tích trong chiều kích riêng của vô thức những
mô phạm (1), những quy tắc (2), những toàn bộ biểu nghĩa (les ensembles
signifiants) (3) chúng vén mở cho ý thức những điều kiện của những hình thể và
những nội dung của nó. Nói đến "các khoa học về con người" trong mọi trường
hợp khác, chỉ là lạm dụng ngôn ngữ, đơn và thuần. Bởi đó người ta đo lường
được tất cả những cuộc tranh luận cồng kềnh để biết rằng những tri thức đó có thể
được gọi là thực sự khoa học và chúng phải lệ thuộc vào những điều kiện để trở
thành như thế, quả là phù phiếm và rỗi hơi đến mức nào! Những khoa học về con
người là thành phần của épistémè hiện đại cũng như hoá học hay y học hay khoa
học nào khác; hay cũng như ngữ pháp hay vạn vật học là thành phần của épistémè