TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1916

cổ điển. Nhưng nói rằng chúng là thành phần của trường nhận thức luận (le
champ épistémologique) chỉ có nghĩa rằng chúng bén rễ tính tích cực của mình
vào đó, chúng tìm thấy ở đó những điều kiện tồn tại của mình, chúng không chỉ là
những ảo tưởng, những ảo mộng giả khoa học quay cuồng trong vòng dự luận thị
phi, những quyền lợi cá nhân hay bè nhóm, những tin tưởng mù quáng chủ quan,
rằng chúng không phải là cái mà những người khác gọi bằng cái tên lố lăng là "ý
thức hệ" (idéologie). Nhưng điều đó không vì thế mà muốn nói rằng đó là những
khoa học.

Nếu đúng là mọi khoa học - bất kỳ khoa học nào, khi người ta tra vấn nó ở trình
độ khảo cổ học và khi người ta tìm cách khai quật tầng đất tích cực tính của nó -
đều khải lộ cấu hình nhận thức luận đã làm cho nó trở thành khả hữu, thì trái lại,
mọi cấu hình nhận thức luận, ngay dầu nó hoàn toàn có thể được chỉ định rong
tích cực tính của nó, vẫn rất có thể không là thành phần trong hệ thống nhận thức
luận của một nền văn hoá: chẳng hạn, từ thế kỷ XVII, ma thuật tự nhiên thôi
không còn thuộc về épistémè phương Tây nhưng nó vẫn còn được diên trì trong
một thời gian rất lâu trong những tín ngưỡng và những kiểu đánh giá theo cảm
tính. Tiếp theo có những hình thể nhận thức luận (les figures épistémologiques)
mà phác thảo, vị thế cách vận hành có thể được tái định vị trong tích cực tính của
chúng bởi một phân tích theo kiểu khảo cổ học; và đến lượt chúng, chúng có thể
tuân theo hai tổ chức khác nhau: có những tổ chức giới thiệu tính khách quan và
tính hệ thống cho phép ta định nghĩa chúng như là những khoa học; có những tổ
chức không đáp ứng những tiêu chuẩn này, nghĩa là hình thức mạch lạc của
chúng và tương quan của chúng với đối tượng được xác định chỉ bởi tích cực tính
của chúng. Những tổ chức này dầu không có những tiêu chuẩn hình thức của một
tri thức khoa học, tuy thế chúng vẫn thuộc về lãnh vực tích cực của kiến thức.
Như vậy, sẽ là phù phiếm và bất công khi phân tích chúng như là hiện tượng ý
kiến cũng như khi đem chạm trán chúng bằng lịch sử hay sự phê bình với những
đào tạo khoa học chính danh; sẽ càng phi lý hơn khi xem chúng như một sự phối
hợp, nó trộn lẫn theo những tỷ lệ khác nhau, những yếu tố thuần lý và những yếu
tố khác, không thuần lý. Phải đặt chúng lại vào mức độ của tích cực tính, nó
khiến chúng thành khả hữu và xác định một cách tất yếu hình thức của chúng.
Như vậy, khảo cổ học, đối với chúng, có hai nhiệm vụ: xác định cách thức mà
chúng tự bài trí trong épistémè nơi chúng cắm rễ vào; đồng thời chỉ ra cấu hình

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.