TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1921

Đi vào triết học bằng con đường hiện tượng luận của Husserl, Derrida không
ngừng duy trì với truyền thống triết học cổ điển - từ Platon đến Heidegger - một
tương quan phức tạp, mà cái này được chỉ ra như là tự tiếp dưỡng chất từ cái kia
dầu cho nó không phô bày điều đó. Derrida dùng từ giải cơ cấu (déconstruction)
để chỉ thái độ phê phán này.

Bận tâm với định chế triết học Pháp, ông tiến hành việc phê phán nó trong khi
đồng thời ông khảo sát những phương thức mới để thành lập công việc triết học.
Ông là người đồng sáng lập, vào năm 1983, Học viện Quốc tế Triết học (Collège
International de Philosophie). Thường có mặt trên sân khấu văn hoá quốc tế,
Derrida suy nghĩ về ý nghĩa của quá trình sinh thành trung gian (le sens du
devenir médiatique) của những diễn từ và những tác phẩm, trong khi ông biết
rằng, cùng lúc ấy, chính những can thiệp của mình cũng phải chịu chung số phận
đó. Đối lại với mọi hoạt động này và một cách kín đáo hơn, ông không ngừng
viết, nghĩa là làm một triết gia bị ám ảnh bởi "cái bất khả của văn chương"
(l’impossible de la littérature). Derrida là một độc giả lớn của Maurice Blanchot.

Derrida tin rằng triết học Phương Tây xây dựng trên một "Siêu hình học của sự
hiện diện": nghĩa là xây trên ý niệm rằng có một nguồn gốc tri thức từ đó "chân
lý" có thể được làm cho hiện diện. Triết học luôn luôn tự coi mình là trọng tài của
lý trí, môn học đưa ra phán quyết về cái gì hiện hữu, cái gì không. Các dạng văn
thể khác với triết học, như thi ca hay văn chương, được coi là thấp kém, và xa rời
chân lý. Trong Ngữ pháp học (De la Grammatologie), Derrida gọi việc đặt một
trung tâm phán quyết về sự chắc chắn này là logocentrisme (lý tâm). Triết học
nghĩ rằng nó có thể nói về "ý nghĩa" nhờ một ngôn ngữ không bị hoen ố bởi các
lối nói ẩn dụ. Trái hẳn lại! Lối diễn tả của triết học hoàn toàn không có địa vị ưu
tiên nào, và mọi cố gắng cắt nghĩa "ý nghĩa" có nghĩa gì đều sẽ đi tới chỗ tự huỷ
diệt. Nói một cách chính xác hơn, cái biểu nghĩa (signifiant) của các hệ thống
ngôn ngữ không thể chỉ về một cái được biểu nghĩa (signifié) siêu nghiệm bắt
nguồn từ trong trí khôn của người nói bởi vì "cái được biểu nghĩa" tự nó được tạo
ra bởi các biểu thị do quy ước và vì thế mang tính tuỳ tiện. Do đó các cái biểu
nghĩa chỉ đơn thuần chỉ về các cái biểu nghĩa khác (ví dụ, các từ chỉ về các từ
khác). "Ý nghĩa" luôn luôn bị dời lại và sự hiện diện không bao giờ thực sự hiện
diện. Các biểu thị chỉ đạt ý nghĩa trong các sự khác biệt của chúng với nhau (biểu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.