hình học về sự hiện diện, cần một chữ ký hay một sự hiện diện liên tục nào khác
để đảm bảo hành vi lời nói.
Derrida kết luận phần trích này bằng cách chủ trương rằng, sự đảo lộn vị trí cấp
bậc - lời nói trên chữ viết, giống như sự đảo lộn của triết học trên văn học - là một
phần của thuyết giải cấu của ông về các cặp từ vốn đã từng định hình truyền
thống siêu hình học Phương Tây. Triết học đã luôn luôn làm việc với các cặp từ
trong đó từ thứ nhất luôn được coi là gốc hay cơ sở của từ thứ hai: chân lý/ hư
cấu, thực tại/ bề ngoài, tư tưởng/ ngôn ngữ, cái được biểu thị/ cái biểu thị, trung
tâm/ ngoại vi, nam/ nữ, khách quan/ chủ quan, cơ bản/ phụ thuộc. Derrida không
chỉ muốn đảo lộn các đối cực này để tạo ra một hệ thống đối lập mới. Ngược lại,
ông "phá bỏ tính ổn định" của các cặp từ này để chứng minh rằng bất cứ vị trí ưu
tiên của một từ nào trên một từ khác đều chỉ là một cấu trúc tuỳ tiện, thường do
động cơ chính trị, cần phải được giải cơ cấu. Theo ông, "Giải cơ cấu không hệ tại
vào việc là đi từ khái niệm này sang một khái niệm khác, nhưng là đảo lộn và
thay thế một trật tự khái niệm, cũng như trật tự phi khái niệm mà trong đó trật tự
khái niệm được diễn tả".
Có chắc là từ truyền thông (communication) tương ứng với một khái niệm độc
nhất, đơn nghĩa, có thể kiểm soát một cách nghiêm khắc và có thể truyền đạt: nói
tóm, có thể truyền thông không? Chẳng hạn, để hợp với một kiểu nói lạ, người ta
trước tiên phải tự hỏi mình xem từ biểu ý "truyền thông" có truyền đạt một nội
dung xác định, một ý nghĩa có thể biết được, hay một giá trị có thể mô tả được
hay không. Tuy nhiên, ngay cả việc làm sáng tỏ và đề nghị câu hỏi này, tôi cũng
đã phải dự kiến trước ý nghĩa của từ truyền thông như một phương tiện chuyển
tải hay một môi trường chuyển tiếp về một ý nghĩa, và hơn nữa, về một ý nghĩa
thống nhất. Nếu truyền thông có những ý nghĩa khác nhau và nếu sự đa nghĩa này
phải cho thấy là không thể rút gọn được, thì không được phép định nghĩa truyền
thông một cách a priori như là sự truyền đi một ý nghĩa, cho dù giả sử chúng ta có
thể nhất trí về cái mà mỗi từ này (truyền đi, ý nghĩa v.v…) bao hàm. Thế nhưng
chúng ta không được phép trước để bỏ qua truyền thông như là một từ, hay để
làm nghèo các khía cạnh đa nghĩa của nó; thực vậy, từ này mở ra một lãnh vực
ngữ nghĩa không tự giới hạn vào ngữ nghĩa học, ký hiệu học, và ngôn ngữ học.
Bởi vì, một nét đặc trưng của lãnh vực ngữ nghĩa của từ truyền thông là nó cũng
chỉ về cách chuyển động không thuộc ngữ nghĩa học. Ở đây, chỉ cần sử dụng tạm