Nguyên nhân sự kết hợp bản thể (la composition substantielle) là lý do hiện hữu
của bản thể - Đó là cái cần phải được phát biểu để đáp lại câu hỏi "tại sao cái này
(trong tư cách là chủ thể) lại có phẩm tính đó hay mô thể đó (nghĩa là thuộc tính
đó)?" Và nguyên lý mô thể này chẳng phải cái gì khác hơn là chính bản thể. Đặt
câu hỏi tại sao? Như vậy là đi tìm bản thể này.
Phạm Trù Bản Thể (La catégorie de substance)
Aristote dành cho phạm trù bản thể sự quan tâm đặc biệt (Những phạm trù). Bản
thể (ousia), trong tư cách là phạm trù (catégorie từ động từ categorein: diễn tả, có
ý nghĩa, theo cách chủ động; được khẳng định, theo cách thụ động), là một thuộc
tính trung gian giữa các thuộc tính nói chung và chất thể. Bản thể trước tiên là cái
gì được nói đến hay được khẳng định về cái này hay về chính sự vật, chính theo
nghĩa này mà Aristote nói đến Bản thể đệ nhất, nó là đệ nhất trong tương quan
với chúng ta. Tiếp theo bản thể áp dụng cho những bản thể đệ nhị, nghĩa là cho
mô thể và những giống của nó, đó là loại, giống liền ngay với loại, rồi những
giống bao bọc chính giống này. Những hình thức và những giống diễn tả những
yếu tính (ousia), nghĩa là thực tại bản thể (réalité substantielle). Con người này,
Socrate hay Coriscos, ví dụ thế, là một bản thể, chỉ theo định nghĩa đó nếu
Socrate là người (loại có lý trí của giống động vật, được bao bọc trong giống phổ
quát hơn là sinh vật): đó là yếu tính bản thể của nó (son essence substantielle);
ngược lại dầu ông ta là người Hy Lạp, da trắng hay triết gia, những điều đó chỉ
tác động đến cá nhân Socrate, và chẳng hề liên quan đến con người hay động vật
(nếu không phải là do tính đồng âm - par homonàymie - mà thôi), và chỉ nên coi
là tuỳ thể (acácident).
CÁC PHẠM TRÙ
Tác phẩm ngắn này, mà người ta không thể khẳng định có đúng là của Aristote
hay không, đã được đặt vào đầu quyển Organon (có nghĩa là Công cụ), từ để chỉ
việc nghiên cứu sơ khởi trước mọi công trình khảo sát khoa học. Các phạm trù là
những lớp thuộc tính mà người ta có thể khẳng định về một chủ thể; tất cả có
mười phạm trù: bản thể, lượng tính, phẩm tính, tương quan, nơi chốn, thời gian,
vị trí, sở hữu, hành động và thụ động.