TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 231

2. Như vậy bản thể trước tiên là cái này đặc thù - chỉ có cá thể thực sự hiện hữu.
Đó là ý nghĩa mà người ta phải dành cho bản thể đệ nhất.

3. Những loại và những giống vì nội tại vào cái này, nên do đó là những bản thể,
gọi là đệ nhị.

4. Điều này diễn tả tính nội tại của loạt nguyên nhân mô thể?

5. Các tuỳ thể.

Ø CÁ THỂ, BẢN THỂ ĐỆ NHẤT, CÁC BẢN THỂ ĐỆ NHỊ, CÁC TUỲ THỂ.

a. Không chỉ đối với tên gọi mà còn đối với khái niệm nó định nghĩa bản thể bằng
cách diễn tả giống (con vật) và sự khác biệt (có lý trí), chúng định nghĩa cá thể
được gọi là người.

b. Các tuỳ thể đi vào trong những loài và những giống: màu trắng là một loài của
giống màu sắc. Nhưng màu sắc, ở đây là màu trắng, không thuộc về cá nhân
Socrate, mà yếu tính là con người, còn những thuộc tính khác chỉ là tuỳ thể.

Thiên Nhiên Và Chuyển Động

VẬT LÝ.

Vật lý nghiên cứu bản thể thiên nhiên (la substance naturelle). Nếu Aristote biết ý
nghĩa của thiên nhiên theo cách tổng quát (Thiên Nhiên viết hoa), trong đó thiên
nhiên thường được hiểu là linh hồn và nguyên lý của sự sống trong thế giới (theo
kiểu Hamelin đề xuất cách hiểu công thức: "Thượng đế và Thiên nhiên không hề
hoài công làm điều gì vô ích."), công cuộc khảo sát Vật Lý bắt đầu bằng cách
xem xét điều gì khiến cho bản thể thiên nhiên có thể được suy tư như là thiên
nhiên. Nó bao hàm nơi tự thân một bản tính vốn là nguyên lý và nguyên nhân của
sự chuyển động hay sự ngưng nghỉ của chính mình (sự ngưng nghỉ được hiểu như
huỷ thể của chuyển động).

Thiên nhiên là nguyên nhân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.