TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 244

khả niệm, nghĩa là của bản thể mô thể, là trí tuệ, và trí tuệ ở trạng thái hiển thể
khi nó chiếm hữu cái khả niệm. Như vậy tính hiển thể hơn là tiềm thể là yếu tố
thiêng liêng mà trí tuệ dường như bao hàm, và hành vi chiêm ngưỡng là lạc phúc
toàn hảo và tối thượng. Nếu như tình trạng lạc thú mà chúng ta có được vào một
đôi lúc nào đó, còn Thượng đế thì có luôn luôn, như thế quả là tuyệt; và nếu ngài
có lạc thú lớn hơn, điều đó lại càng tuyệt hơn. Vậy mà người đã có như thế. Và sự
sống cũng thuộc về Thượng đế, vì hiển thể của trí tuệ là sự sống, và Thượng đế
chính là hiển thể đó; và hiển thể tự tồn của Thượng đế là một đời sống ưu việt và
vĩnh hằng. Vì thế chúng ta gọi Thượng đế là sinh thể vĩnh hằng ưu việt (un vivant
éternel excellent); sự sống và kỳ gian liên tục và vĩnh hằng vậy là thuộc về
Thượng đế, bởi vì chính điều đó là Thượng đế.

ARISTOTE, Siêu hình học.

1. Kiểu nghiệm đoán mà Aristote gọi là quy nạp pháp (induc tion).

2. Vòng cầu những cố thể hay là Ouranos.

3. Ngoại trừ trí tuệ đệ nhất được coi là bất động.

4. Aristote ám chỉ đến hai xê_ri những đối thể được tạo nên bởi các triết gia phái
Pythagore, nhất là Alcméon.

5. Nghĩa là đối với những người phái Pythagore, giới hạn đầu tiên trong tương
quan với cái vô giới hạn và với phức thể.

6. Aristote quy về những sự phân chia lấy cảm hứng từ Platon, được trình bày
trong quyển Những sự phân chia, một tác phẩm đã thất lạc, được gọi hứng từ
những công trình ở Académie của Platon.

7. Thành ngữ định nghĩa cái bất tất (le contingent), đối lập với cái tất yếu (le
nécessaire) - chỉ có Thượng đế là tất yếu vì là động cơ thuần tuý. Tiềm năng được
chuyển động đưa đến tính bất tất.

8. Vận động chuyển di thích hợp với Ouranos, vòng cầu những cố thể hay giới
hạn của bầu trời.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.