Biết rằng một vật là như thế chưa cho chúng ta biết được tại sao nó lại là như thế.
Sự kiện (le fait) thì tách biệt với nguyên nhân hay cái tại sao (le pourquoi). Nếu
thực sự có một tri thức bằng sự kiện thì tri thức này không nêu ra được nguyên
nhân và không được đặt cơ sở trên yếu tính, như một chứng minh nghiêm xác đòi
hỏi phải như vậy.
Tri thức về sự kiện khác biệt với tri thức về nguyên nhân
Trước tiên sự khác biệt này có thể xảy ra trong cùng một khoa học (a), và điều đó
theo hai cách: cách thứ nhất, là khi tam đoạn luận tiến hành qua những tiền đề
không trực tiếp (b); cách thứ nhì là khi tam đoạn luận đúng là tiến hành qua
những tiền đề trực tiếp, nhưng thay vì qua nguyên nhân, lại qua tam đoạn luận có
hai hạn từ hỗ tương là hình thức được biết đến nhiều nhất: thật vậy, không có gì
ngăn cản rằng từ hai vị ngữ hỗ tương, cái được biết đến nhiều nhất đôi khi lại
không phải là hạn từ chỉ nguyên nhân, đến nỗi rằng chính qua trung gian của nó
mà sự chứng minh xảy ra (c). Chẳng hạn đó là trường hợp khi người ta chứng
minh chỗ gần của những hành tinh bằng sự kiện chúng không nhấp nháy. Giả sử
rằng ₣ là Những hành tinh, là sự kiện không nhấp nháy và là sự kiện ở gần. được
khẳng định với chân lý của ₣, bởi vì những hành tinh không nhấp nháy. Nhưng
cũng được khẳng định từ , bởi vì cái gì không nhấp nháy thì ở gần: một mệnh đề
phải coi là có được bằng quy nạp pháp (induction), nói cách khác, từ cảm giác.
Tiếp theo, tất yếu thuộc về ₣, như thế sự kiện các hành tinh ở gần được chứng
minh. Tam đoạn luận này, trong mọi trường hợp, không nhắm đến cái tại sao, mà
chỉ nhắm đến sự kiện mà thôi. Thực vậy, các hành tinh không phải là gần vì
chúng không nhấp nháy, nhưng, trái lại, chúng không nhấp nháy bởi vì chúng
gần.
Nhưng cũng có thể là hiệu quả được chứng minh bởi nguyên nhân và lúc đó
người ta sẽ có sự chứng minh cái tại sao (d). Chẳng hạn, cho là ₣ có nghĩa là
Những hành tinh, sự kiện ở gần, và sự kiện Không nhấp nháy. Lúc đó thuộc về ₣,
và , sự khiện không nhấp nháy, thuộc về . Tiếp theo, cũng thuộc về ₣, và tam đoạn
luận nhắm đến cái tại sao, bởi vì người ta đã lấy nguyên nhân ghần làm trung từ.
ARISTOTE, Những phân tích đệ nhị.