TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 248

ØTRI THỨC SỰ KIỆN, TRI THỨC NGUYÊN NHÂN, QUI NẠP, TAM ĐOẠN
LUẬN

a. Đó là trường hợp được khảo sát trong bản văn này. Tri thức về sự kiện và về
nguyên nhân cũng có thể thuộc về hai khoa học khác nhau: trong quang học,
trong âm học hay trong thiên văn học, những sự kiện khảo sát được giải thích
bằng cách nhờ đến toán học; các môn toán học (hình học, đại số, lượng giác
v.v…) trở thành một siêu khoa học (métascience) đối với những môn khác.

b. Nếu chúng ta nói rằng Polyclète điêu khắc bởi vì ông là nghệ sĩ, chúng ta viện
đến một nguyên nhân không trực tiếp và quá tổng quát. Tốt hơn nên nói là vì ông
ta là điêu khắc gia: chính nghệ thuật điêu khắc tạo thành nguyên nhân gần. Vậy
mà vấn đề cái tại sao nhắm đến loại (espèce), hạn từ trung gian của tam đoạn
luận, chứ không nhắm đến giống (genre) là đại từ.

c. Thí dụ lúc đầu được đưa ra là một tam đoạn luận bởi hiệu quả (hiệu quả là cái
được biết đến nhiều nhất). Hãy lấy ba hạn từ, được gọi bằng A, B và T.

T biểu thị Những hành tinh, B Không nhấp nháy, A ở gần. B là trung từ hiển
nhiên (đó là sự kiện) nhưng trong thực tế chính A tạo thành nguyên nhân thực sự:

Người ta nói: Mọi B là A

Vậy mà ₣ là B

Cho nên ₣ là A

Làm điều này, người ta đã lấy sự kiện B làm trung từ, thay vì lấy nguyên nhân.

d. Bây giờ Aristote đề xuất tam đoạn luận bởi nguyên nhân. Trong khi vẫn giữ
cùng hình thức đó, ông hoán đổi nội dung của hai hạn từ A và B.

₣ vẫn có nghĩa là hành tinh, nhưng

B là sự kiện ở gần

Và A sự kiện không nhấp nháy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.