Diễn dịch pháp (la déduction) là như sau:
Tất cả những gì gần thì không nhấp nháy
Vậy mà những hành tinh thì gần
Cho nên những hành tinh không nhấp nháy
Thế là trật tự của tính nhân quan hình thức (l’ordre de la causalité formelle) được
lập thành. Ở đó trung từ là yếu tính.
Khoa học và tam đoạn luận
Sự thuyết phục hay sự xác tín đi kèm theo việc lãnh hội cái chân thực có thể được
diễn tả dễ dàng dưới hình thức một tam đoạn luận mà Aristote gọi là tu từ pháp,
và đó là hình thức mà quy nạp pháp có thể mang lấy. Nhưng nếu nguyên nhân
hay là đối tượng của một trực quan trí thức (une intuition intellectuelle) hay của
một quy nạp pháp, và nếu, để tạo thành, diễn dịch pháp phải có những nguyên lý
làm nền tảng cho nó, thì việc chứng minh và tam đoạn luận tạo thành hình thức
ưu tiên của sự diễn tả khoa học, vẫn không kém đi tính chân thực chút nào. Thật
vậy, tam đoạn luận gồm hai kích thước cốt yếu: nó đồng thời bộc lộ tính nhân quả
của mô thể và tính tất yếu phát sinh từ tính phổ quát của các nguyên lý.
Chúng ta cho rằng mình sở hữu được hiểu biết về một vật một cách tuyệt đối…
Khi chúng ta tin rằng chúng ta biết nguyên nhân (1) do đó một vật hiện hữu, rằng
chúng ta biết nguyên nhân này là nguyên nhân của sự vật, và ngoài ra không thể
nào mà một vật lại khác đi so với cái nó đang là (2). Rõ ràng đó là bản chất của
tri thức khoa học; cái chứng tỏ điều đó, là thái độ của những kẻ không biết cũng
như của những người biết: những kẻ đầu nghĩ rằng họ hành xử như chúng ta vừa
mới chỉ ra (3), và những người biết, trong thực tế, cũng ứng xử theo cùng cách
đó. Hậu quả từ đó là đối tượng của khoa học theo nghĩa đen là cái gì không thể
khác hơn là cái nó đang là (4).
Vấn đề tìm hiểu xem có còn một phương cách tri thức nào khác nữa không sẽ
được xem xét sau (5). Nhưng cái mà ở đây chúng ta gọi là tri thức, đó là biết bằng
cách chứng minh. Với từ chứng minh, tôi hiểu đó là tam đoạn luận khoa học, và