tôi gọi có tính khoa học một tam đoạn luận mà sự sở hữu tạo cho chúng ta khoa
học. Vậy nếu tri thức khoa học đúng là hệ tại ở những gì chúng ta vừa nêu ra, thì
cũng tất yếu rằng khoa học chứng minh phải khởi từ những tiền đề đúng, đầu
tiên, trực tiếp, được biết đến nhiều hơn là kết luận, có trước kết luận mà chúng là
nguyên nhân (6). Thực vậy, chính là với những sự kiện này mà các nguyên lý của
cái gì được chứng minh sẽ được thích ứng với kết luận: Một tam đoạn luận hẳn là
có thể tồn tại mà không cần có những điều kiện này, nhưng nó sẽ không phải là
một chứng minh, bởi vì nó không sản sinh ra khoa học. Các tiền đề phải là đúng
(7), bởi vì người ta không thể biết cái gì không có, chẳng hạn thông ước tính của
đối giác tuyến (la commensurabilité de la diagonable). Các tiền đề phải là đầu
tiên và không thể chứng minh, bởi vì nếu không thế người ta không thể biết
chúng, vì thiếu sự chứng minh về chúng, bởi vì khoa học về những vật có thể
chứng minh, nếu không phải là một khoa học ngẫu nhiên (science acácidentelle),
thì không gì khác hơn là có được sự chứng minh về chúng. Chúng phải là nguyên
nhân của kết luận, được biết nhiều hơn và có trước kết luận (8): những nguyên
nhân bởi vì chúng ta chỉ có khoa học về một sự vật vào lúc mà chúng ta biết được
nguyên nhân của sự vật đó có trước, bởi vì chúng là những nguyên nhân cũng có
trước theo quan điểm tri thức, sự tiền tri này không chỉ hệ tại ở chỗ hiểu theo
cách thứ nhì mà chúng tôi đã chỉ, mà còn phải biết rằng vật đó hiện hữu. Hơn
nữa, có trước và được biết nhiều hơn có ý nghĩa kép, bởi vì không có sự đồng
nhất giữa cái gì có trước tự bản chất và cái gì có trước đối với chúng ta, cũng
không có sự đồng nhất giữa cái gì được biết nhiều hơn tự bản chất và cái gì được
biết nhiều hơn đối với chúng ta. Tôi gọi là có trước và được biết nhiều hơn đối
với chúng ta những vật gần gũi nhất với cảm giác và có trước và được biết nhiều
hơn một cách tuyệt đối những vật xa xôi nhất với cảm giác. Và những nguyên
nhân phổ quát nhất là những nguyên nhân xa xôi nhất với cảm giác, trong khi mà
những nguyên nhân đặc thù thì cũng gần gũi nhất, và những khái niệm này đối
nghịch với nhau như thế.
ARISTOTE, Những phân tích đệ nhị.
1. Tất cả những gì diễn tả lý do hiện hữu (la raison d’être) và thuộc về tính nhân
quả hình thức.
2. Sự diễn tả tính tất yếu.