TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 252

ARISTOTE, Những phân tích đệ nhất

d. Nếu: Mọi B là A, hay mọi ₣ là B, vậy thì mọi ₣ là A.

e. Điều mà các triết gia Trung cổ sẽ gọi là dictum de omni: tất cả những gì mà
thuộc từ luôn thuộc về, không hề có ngoại lệ hay gián đoạn.

f. Nếu đại tiền đề là khẳng định phổ quát và tiểu tiền đề là khẳng định đặc thù, thì
tam đoạn luận không có kết luận.

Đại tiền đề phổ quát Tiểu tiền đề đặc thù

Cùng với tính phổ quát, tính tất định đồng thời cũng biến mất.

Ø TAM ĐOẠN LUẬN (Syllogisme).

Tam đoạn luận là một cách lý luận trong đó, khi một vài vật được đặt ra, thì một
vật khác tất yếu đi theo chỉ do sự kiện là những vật kia được đặt ra.

ARISTOTE, Những phân tích đệ nhất.

SIÊU HÌNH HỌC

Minh trí, Khoa học về những nguyên lý tối thượng

Nơi đầu quyển Siêu hình học, Aristote khởi thảo chân dung bậc hiền giả. Kiến
thức của bậc hiền giả mang tính phổ quát và thuộc về phổ quát bởi vì chính nhờ
cái phổ quát mà hiền nhân biết được những sự vật đặc thù. Cái phổ quát là kiến
thức khó nhất vì cách xa nhất với cái khả giác vốn gần gũi với chúng ta hơn. Đó
là kiến thức chính xác nhất và thích hợp nhất cho việc giảng dạy về những
nguyên nhân. Đó là loại kiến thức vô cầu, vô vị lợi nhất: biết chỉ để thoả mãn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.