3. Như các biện giả, họ chỉ có được một kiến thức tuỳ nhiên (un savoir
acácidentel) nhưng lại tự phụ cho mình biết được nguyên nhân.
4. Lặp lại định nghĩa về cái tất yếu.
5. Cách mà người ta biết những nguyên lý.
6. Cũng giống như biết một cách khoa học là biết đến nguyên nhân, những tiền đề
của tam đoạn luận chính là những nguyên nhân. Tam đoạn luận được đồng hoá
với khoa học: những nguyên nhân của thực tại là nguyên nhân của kết luận.
7. Là đúng, một phát biểu phù hợp với thực tại.
8. Aristote sẽ khai triển từng mỗi cái trong ba điều kiện này.
Tam đoạn luận hoàn hảo
Khi ba hạn từ (a) đối với nhau trong những tương quan như là tiểu từ được chứa
trong toàn thể của trung từ (b), và trung từ được chứa, hay không được chứa,
trong toàn thể của đại từ (c) lúc đó tất yếu có một tam đoạn luận hoàn hảo giữa
các cực. Tôi gọi là trung từ hạn từ chính nó được chứa trong một hạn từ khác và
chứa một hạn từ khác trong nó, và nó cũng chiếm một vị trí trung gian (d); tôi gọi
là hai cực từ hạn từ chính nó được chứa trong một hạn từ khác và hạn từ trong nó
một hạn từ khác được chứa. Nếu A được khẳng định bởi tất cả B, và B bởi tất cả
₣, thì tất yếu A được khẳng định bởi tất cả ₣. Chúng tôi đã chỉ ở trên kia chúng tôi
hiểu được khẳng định bởi tất cả (e) nghĩa là gì. Cũng thế nếu A không được
khẳng định bởi bất kỳ B nào, và nếu B được khẳng định bởi tất cả ₣, thì hậu quả
là A chẳng thuộc về ₣ nào.
Nếu đại từ thuộc vào trung từ theo nghĩa phổ quát, nhưng trung từ không thuộc
về tiểu từ theo nghĩa phổ quát, sẽ không có tam đoạn luận của những cực (f), vì
không có gì tất yếu phát sinh từ những dữ kiện này. Thực vậy, có thể rằng đại từ
thuộc về hay không thuộc về tiểu từ theo nghĩa phổ quát, khiến cho rằng không
một kết luận đặc thù, cũng không một kết luận phổ quát nào phát sinh tất yếu từ
đó. Vậy mà nếu không có kết luận tất yếu, những tiền đề này không thể sinh ra
tam đoạn luận.