không có nó, chúng ta đau khổ, nhưng khi chúng ta không đau khổ, chúng ta
không cần đến khoái lạc nữa (2).
Và đó là lý do tại sao chúng ta nói rằng khoái lạc là nguyên lý và cứu cánh của
đời sống hạnh phúc. Bởi vì chính khoái lạc mà chúng ta đã nhận ra như là điều
thiện đầu tiên và đồng chất (le bien premier et connaturel) (3), chính ở nơi nó mà
chúng ta tìm thấy nguyên lý của mọi chọn lựa và của mọi khước từ, và chính
hướng đến nó mà chúng ta đi đến khi phán đoán mọi điều thiện theo cảm tình như
là tiêu chuẩn …
Và chúng ta nhìn sự độc lập (4) đối với những vật ngoại thân như một điều thiện /
một tài sản lớn, không phải vì chúng ta tuyệt đối sống theo phương châm "tri túc
quả dục", nhưng để rằng, nếu chúng ta không được sung túc dư dật thì chúng ta
vẫn vui với cuộc sống đạm bạc thanh bần, với niềm xác tín rằng những ai ít thấy
nhu cầu nhất là những người biết hưởng thụ sự sung túc với nhiều khoái lạc nhất,
và rằng tất cả những gì tự nhiên thì dễ tìm kiếm nhưng những gì phù phiếm lại
khó đạt được (5). Bánh mì và nước lã cũng đem lại cho ta lạc thú vô ngần khi ta
thật cần đến chúng; nhưng cao lương mỹ vị cũng làm cho ta chán chê khi đã quá
thừa mứa, ê hề. Như vậy thói quen với chế độ ăn uống giản dị, không cầu kỳ tốn
kém rất tốt cho sức khoẻ, giúp con người năng động, giúp ta biết thưởng thức với
sự tinh tế đúng mức những món ngon vật lạ mà thỉnh thoảng ta có dịp được dùng,
và giúp ta biết giữ thái độ vô ưu, vô uý trước những trò đồng bóng thất thường
của vận số rủi may.
ÉPICURE, Thư gửi Ménécée
Cần thiết (cho hạnh phúc và vắng mặt đau khổ trong đời sống)
Hãy so sánh với Aristote trong Đạo đức học cho Nicomaque.
1. Xem những châm ngôn chủ đạo.