a. Đối với tất cả những cái gì không thể thấy được (những nguyên tử, chân
không, những phỏng tạo), Épicure chịu bằng lòng với tiêu chuẩn gián tiếp về sự
không phi bác (la non - infirmation) của giả thuyết bởi các hiện tượng [nghĩa là:
nếu các hiện tượng không bác bỏ giả thuyết thì giả thuyết đó được chấp nhận như
là có thể đúng / không sai]
***
Đạo đức học
THƯ GỬI MÉNÉCÉE
Đạo đức học là đỉnh cao của lâu đài tư tưởng Épicure.
Ở đây có vấn đề từ ngữ cần minh định để tránh lẫn lộn. Nhiều khi từ chủ nghĩa
Épicure bị hiểu thành chủ nghĩa khoái lạc, gây nhiều ngộ nhận. Độc giả sẽ có thể
nhận thấy rằng chủ nghĩa Épicure hoàn toàn trái ngược với nghĩa là một trường
phái phóng đãng truỵ lạc, ngay dầu là, từ Thượng cổ, cũng đã có những kẻ tìm
cách che giấu những thói hư tật xấu của họ dưới cái áo khoác triết học, như triết
gia Sénèque từng cảnh báo. Épicure đề xuất một thứ minh trí mà tiêu chuẩn là
khoái lạc nhưng mối ưu tư được nuôi dưỡng bởi sự lo sợ. Từ đó có bốn phương
thuốc - cũng từ đó, một phản tư độc đáo về bản chất của các luật lệ, về hợp đồng
và về sự cần thiết phải chế định một thứ luật lệ định nghĩa, một cách tích cực và
mang tính quy ước, người công chính và kẻ bất công, và như thế tránh cho triết
gia phải chịu cảnh bất công.
Cái chết
"Cái chết chẳng là gì đối với chúng ta", câu thứ hai trong những Câu châm ngôn
chủ đạo phát biểu như thế. Đó là nỗi sợ, sau sự sợ hãi các thần linh, mà triết lý
phải giải phóng cho chúng ta.
Bạn hãy tập quen với ý nghĩ là cái chết chẳng là gì đối với chúng ta; bởi vì mọi
điều tốt, và điều xấu, nằm trong cảm giác: vậy mà cái chết là sự tước bỏ đi cảm
giác. Tiếp theo, sự hiểu biết đúng đắn rằng cái chết chẳng là gì đối với chúng ta,
khiến cho thân phận tử vong của đời ta trở thành vui thú, không phải bằng cách