TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 273

ÉPICURE, Thư gửi Pythoclès.

1. Lô_gíc học về những hiện tượng xa xăm chấp nhận nhiều giá trị chân lý: nhiều
cách giải thích cạnh tranh nhau và loại trừ lẫn nhau vẫn đều là có thể.

2. Xem Leucippe và Démocrite, trong Les Présocratiques, t. 740 - 789.

3. Xem Leucippe trong Les Présocratiques, t. 735.

4. Xem Démocrite trong Les Présocratiques, t. 782.

5. Điều mà các đối thủ của ông gọi là ngẫu nhiên, thì Démocrite gọi là tất yếu.

Quy phạm và Vấn đề tri thức

(La Canonique et le problème de la connaissance)

Trích dẫn Quy phạm của Épicure, Diogène Lặrce (trong Cuộc đời các triết gia)
ghi nhận rằng "đối với Épicure, có ba tiêu chuẩn chân lý: các cảm giác, các dự
báo hay tiền niệm (prolepses) và các thụ cảm (pathè)". Vậy mà, bởi vì những khái
niệm phái sinh từ cảm giác và các thụ cảm như khoái lạc và đau khổ là những tri
giác nội tại, tất cả đều quy về cảm giác. Vậy nên trước tiên chúng ta phải nghiêng
về trên bản chất của linh hồn đang cảm giác.

Linh hồn là gì?

Linh hồn, được tạo thành bởi các nguyên tử, có bản tính nhập thể (de nature
corporelle). Bản tính tinh tế của nó cho phép linh hồn tiếp xúc với mọi phần của
thân thể, vốn là trú xứ của nó. Do sự tiếp xúc đó, linh hồn chiếm hữu cảm tính.
Trong trường hợp nhiều phần thân thể bị cắt lìa, linh hồn vẫn còn khả năng cảm
nhận, nhưng ngược lại, nếu linh hồn vắng mặt, tất cả những cái còn lại không còn
chiếm hữu cảm tính; đó cũng là trường hợp của linh hồn khi thân xác bị huỷ diệt.

Sau đó phải xem xét, bằng cách quy chiếu về các cảm giác và các cảm thụ - như
thế người ta sẽ có niềm tin có cơ sở hơn - rằng linh hồn là một thể được tạo thành
bởi những phần nhỏ tinh tế, trải đều qua khắp tập hợp, rất giống với một hơi thở
bao gồm một thứ hỗn hợp hơi nóng, và có phần giống cái này, có phần giống cái

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.