TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 272

là chúng ta đành phải bằng lòng với những giả thuyết khác nhau mà điều chắc
chắn duy nhất chúng ta có được là chúng không phải nói ngược lại những hiện
tượng. Điều đó dẫn Épicure đến chỗ đề xuất, như chúng ta sẽ thấy, một khoa thiên
văn học và một khoa vật lý học với những giá trị chân lý đa dạng, trong đó mâu
thuẫn duy nhất không được chấp nhận là mâu thuẫn giữa những hiện tượng và
những giả thuyết.

Cách giải thích của Épicure dứt khoát theo kiểu duy cơ giới (mécaniste), bác
khước mọi tính cứu cánh, và hợp với kiểu mẫu do Démocrite đề ra.

Một số những hiện tượng xảy ra gần chúng ta mang lại những dấu chỉ về những
gì diễn ra trong bầu trời, những hiện tượng mà người ta thấy chúng xảy đến như
thế nào, điều này không phải là trường hợp đối với những hiện tượng trong bầu
trời, bởi vì những hiện tượng này có thể được tạo ra theo nhiều cách (1). Trong
khi đó ta cần phải quan sát biểu hiện của từng hiện tượng và giải thích nó theo cái
gì được nối kết với nó, và không mâu thuẫn, được hoàn thành bằng nhiều cách
bởi các hiện tượng xảy ra gần chúng ta.

Một thế giới là một vỏ bọc bầu trời gồm có những tinh tú, quả đất, và tất cả
những hiện tượng, một vỏ bọc (2) cắt ra trong vô tận và tận cùng bằng một vùng
giới hạn - quay vòng hay đứng yên, có hình tròn, tam giác hay hình nào đó: tất cả
những trường hợp này đều có thể. Nói rằng những thế giới như thế là vô tận về số
lượng, người ta có thể lãnh hội điều đó bằng tư tưởng và rằng một thế giới như
thế có thể sinh ra hoặc là trong một thế giới, hoặc là trong một thế giới trung gian
(intermonde) - như chúng ta gọi là khoảng cách giữa hai thế giới - trong một
không gian phần lớn là trống rỗng nhưng không phải là trong một trương độ
mênh mông của chân không thuần tuý, như một vài người (3) bảo thế. Một số
mầm thích hợp hội tụ về, dần dần thực hiện những phụ trợ (adjonctions) những
phân phối, những hoán vị, nhận được những luồng nguyên tử thích hợp, cho đến
khi hoàn tất và ổn định - Bởi vì chuyện có một tập hợp những nguyên tử và một
cơn lốc trong chân không (4) chưa đủ để cho một thế giới, dưới hiệu ứng của tính
tất yếu (sous l’effect de la nécessité) (5), sinh ra và phát triển cho đến khi nó va
chạm mạnh vào một thế giới khác, như một trong những vị mà người ta vẫn gọi là
nhà vật lý (physiciens) nói như thế. Bởi vì điều đó mâu thuẫn với các hiện tượng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.