CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ
(Le Stọcisme)
Từ khi thành lập trường Stoa (Cổng thành) bởi Zénon de Cittium, vào năm 304
tr.CN, cho đến cái chết của Marc Aurèle, năm 180 sau CN, khoảng năm thế kỷ,
ôm choàng toàn bộ thời kỳ Hy Lạp - La Mã. Trường phái này trải qua ba giai
đoạn:
1. Các nhà khắc kỷ thời cổ. Đó là thời kỳ Stoa Poikilè (Những cổng thành sơn,
theo kiến trúc Hy lạp cổ điển). Thời kỳ này có ba khuôn mặt lớn: Zénon de
Cittium (322-246 tr.CN) người sáng lập ra trường phái, Cléanthe (321-223 tr.CN)
một con người khổng lồ được đặt biệt danh là thần Hercule thứ nhì, và Chrysippe
(280-200 tr.CN) nhà biện chứng pháp xuất sắc nhất của trường phái.
2. Chủ nghĩa khắc kỷ trung đại. Người gợi hứng là Panétius (180-110 tr.C.N.),
một người ở đảo Rhodes môn đệ của Antipater, tiếp theo bởi Posidonius
d’Apamée (ở Syrie, 135-50 tr.CN) một nhà thông thái đa văn quảng kiến. Chủ
nghĩa khắc kỷ của những tác giả này được gọi là "thường thường bậc trung" bởi
vì sự đóng góp chính của họ cho trường phái là việc thay thế lý tưởng thời cổ về
hiền nhân bằng lý tưởng tầm tầm hơn về một đức hạnh mà trên con đường đó
người ta có thể tiến bộ bằng cách hoàn thành những nghĩa vụ vừa tầm với
(acácessibles) nên được gọi là thường thường bậc trung (moyens) là vì lý do đó.
Cicéron tác giả quyển khảo luận Về những nghĩa vụ (De officiis), theo quan điểm
này, là đệ tử của Panétius, ngay dầu ông không chia sẻ tất cả những mối quan tâm
của Posidonius.
3. Chủ nghĩa khắc kỷ thời đế quốc. Được minh hoạ liên tiếp bởi Sénèque (năm 2
tr.CN - tháng tư 65 sau CN), một nhà văn tiếng Latinh tuyệt hảo, và do văn
phong, là thầy của Montaigne (nhà văn Pháp, thế kỷ 16); Épictète (50-125) một
nô lệ dưới thời bạo chúa Néron và học trò của Musonius Rufus;hoàng đế Marc_
Aurèle (121-180 CN), tác giả của những châm ngôn được tập hợp trong mười hai
quyển Tư tưởng để tu thân.
Hệ thống: một quả trứng hay một vườn cây trái