TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 281

Triết học là một toàn bộ và là một đức hạnh, nghĩa là trạng thái ưu việt mà bậc
hiền giả gắng công đạt tới. Ba phần của minh trí này hoà nhập vào linh hồn của
hiền giả định nghĩa ba phần của triết lý khắc kỷ.

SEXTUS EMPIRICUS (Y sỹ và triết gia hoài nghi, thế kỷ thứ 2)

Thoả đáng hơn (1), đó là cách của những người chia triết học thành Vật lý, Đạo
đức và Lô_gíc. Hình như Platon là người khởi xướng, bởi vì biện chứng pháp dẫn
dắt ông đến chỗ đề cập nhiều vấn đề vật lý và đạo đức và một số vấn đề lô_gíc.
Nhưng những người chọn lựa công khai cách phân chia này là Xénocrate (2) và
các triết gia Péripatéticiens, có thể thêm vào các triết gia khắc kỷ. Họ cũng đề
xuất ho triết lý một hình ảnh khá giống khi so sánh nó với một vườn cây ăn trái
trĩu quả mà môn vật lý tượng trưng việc tăng trưởng của cây, đạo đức là tính
phong nhiêu của quả và lô_gích là sự vững chãi của tường bao. Những người
khác nói rằng triết học giống như quả trứng, trong đó đạo đức được biểu thị bởi
lòng vàng hay con gà con, vật lý bởi lòng trắng là dưỡng chất, và lô_gích bởi vỏ
trứng. Nhưng bởi vì các thành phần của triết học là không thể tách rời, trong khi
cây cối, hoa qủa và tường bao có một tồn tại riêng. Posidonius (3) thích so sánh
triết học với một động vật hơn, với máu và thịt biểu thị vật lý, gồm xương là
lô_gích và linh hồn là đạo đức học.

SEXTUS EMPIRICUS, Chống lại các nhà luận lý (logiciens)

1. Thoả đáng hơn là cách phân chia triết học thành đạo đức và lô_gích của trường
phái Cyrénạque.

2. Bạn của Aristote và người kế tục Speusipe để lãnh đạo Học viện Académie

3. Triết gia khắc kỷ trung đại.

***

Vật lý học hay triết học tự nhiên

Những nguyên lý và những nguyên tố

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.