3. Biện minh theo kiểu di truyền (Justification de type génétique).
4. Plutarque nghĩ rằng những triết gia khắc kỷ cuối cùng phải từ chối tình trạng là
nguyên tố thật sự đối với đất và nước.
Những hỗn hợp.
Như lý thuyết về các nguyên lý và các nguyên tố đòi hỏi, bản thể tự nhiên phải là
một hợp thể (un composé). Ở đây người ta nhận ra sự hiện diện của kiểu mẫu
Aristote, trong đó bản thể được phân tích thành chất thể và mô thể.
Tuy nhiên, quan điểm khắc kỷ giới thiệu hai nét độc đáo. Trước tiên, như chúng
ta đã thấy, cả hai hợp thể đều là vật chất, và mô thể cũng là vật chất. Tiếp theo, và
điều này là hậu quả của điều kia, phải quan niệm việc kết hợp bản thể như một
hỗn hợp (mélange) của hai loại vật chất, chủ động và thụ động, mà loại đầu bao
bọc hay chứa đựng loại sau, mà nó làm cho hiện hữu và duy trì sự hiện hữu, như
hình ảnh một thế giới có vòng lửa bao bọc khí và hai nguyên tố kia cho ta thấy.
Để biểu thị hỗn hợp này, hoặc ở nấc thang bản thể, hoặc ở nấc thang vũ trụ, chủ
nghĩa khắc kỷ tạo ra một kiểu mẫu độc đáo, tích lũy những lợi thế của hỗn hợp cơ
học (kế bên nhau) với hỗn hợp hoá học trong đó bản thể những hợp chất biến đi,
trong khi loại trừ những khiếm khuyết.
Hỗn hợp hoàn toàn.
Chrysippe quan niệm, dưới hình thức "khái niệm chung" (notion commune), rằng
trí năng phái sinh từ kinh nghiệm, một kiểu hỗn hợp hoàn toàn (mélange total)
trong đó các thành phần cấu tạo vẫn bảo lưu bản tính riêng. Nếu quả thực logos -
hay lửa - lan toả trong thế giới như một linh khí thiêng liêng, nó không thể để
mình tiêu vong trong đó, mà vẫn giữ được bản tính riêng, thuần lý và thiêng
liêng.
ALEXANDRE D’APHRODISE (Người bình luận, cuối thế kỷ thứ hai, đầu thế kỷ
thứ ba CN).
Chrysippe nói rằng có một số hỗn hợp trong đó trọn vẹn những bản thể cấu tạo
(les substances composantes) cũng như những phẩm chất của chúng đẳng trương