khái niệm về Thượng đế , giải thích tại sao có cả một đám rước các vị thần trong
điện thờ đa thần giáo tương ứng với một Thượng đế duy nhất, và rằng thường thì
sự sáng tạo được chào đón bằng ngôn ngữ phiếm thần.
DIOGÈNE LẶRCE (Nhà sưu tập cổ văn, theo chủ nghĩa Épicure, đầu thế kỷ thứ
ba).
Thượng đế là một sinh thể bất tử, thuần lý, hoàn hảo, thông minh, hạnh phúc,
không thể dung nạp nơi mình cái xấu ác nào, điều lý vũ trụ và vạn hữu bằng sự
quan phòng (providence) của mình; nhưng ngài không mang hình dáng con
người; ngài là thần sáng tạo của vũ trụ và giống như người cha của muôn loài,
vừa một cách tổng quát và vừa bởi thành phần nơi người thâm nhập vào vạn vật,
thành phần được gọi bằng nhiều danh xưng tuỳ theo những quyền năng mà ngài
hiển lộng: Dia, bởi vì ngài xuyên thấu qua (dia) mọi vật, Zéna bởi vì ngài là
nguyên nhân sự sống (zên) và thấm nhập vàp đó; bởi vì ngài lan toả trên tầng
thượng thanh khí (aithera) người ta gọi ngài là Athéra, trong không khí (aera),
nên gọi là Héra; trong ngọn lửa nghệ thuật, Héphạstos; trong nguyên tố ẩm,
Posẹdon; trong đất, Déméter; và người ta còn gọi tên ngài bằng nhiều danh xưng
khác tùy thuộc vào mỗi một trong số nhiều đặc tính của ngài (1).
DIOGÈNE LẶRCE, Cuộc đời các triết gia.
1. Những tìm tòi từ nguyên học này được khởi xướng bởi Métrodore de
Lampsaque, môn đệ của Anaxagore, đã từng được tiếp bước bởi Platon trong đới
thoại Cratyle.
Thiên nhiên và lý trí
Quyển thứ nhì trong đối thoại của Cicéron, Về bản tính của các thần linh, trình
bày nền thần học của trường phái khắc kỷ. Nó bàn lại khái niệm thiên nhiên, vừa
là hexis và linh hồn của thế giới và cũng là biểu thị của lý tính.
CICÉRON (Nhà hùng biện và triết gia của thế kỷ thứ nhất tr.CN)
… Thiên nhiên cai quản thế giới. Có cuộc thao diễn lực lượng hải quân nào, có
đoàn quân nào xếp thành đội hình đẹp nhất, có cây nho nào cho thấy cảnh tượng