bày, thì Platon và Socrate tuyển chọn và tập hợp những tinh hoa, từ đó tạo thành
một học thuyết thống nhất, diễn tả chân lý toàn diện nhất: và theo tôi hình như đó
là điều Platon muốn chỉ ra cho chúng ta trong màn cảnh này, nó cho chúng ta biết
khá đầy đủ những ý tưởng mà đối thoại sẽ bàn đến, một điều đáng cho chúng ta
ngưỡng mộ. Thực tế là, chính những người Ioniens gặp gỡ nhau ở Athènes để
tham dự vào những học thuyết hoàn chỉnh hơn, trong khi những nhân vật ở
Athènes không đến Ý vì cùng lý do đó, để tìm hiểu những lý thuyết của các triết
gia ở xứ sở nào, mà ngược lại những vị này lại đến Athènes để truyền thông triết
lý của họ. Đến nỗi rằng đối với những ai có thể; những hữu thể đầu tiên hiện diện
khắp nơi và không gặp bất kỳ một chướng ngại nào, cho đến những cái cuối
cùng, và đi ngang qua những cái ở hàng trung gian; những cái cuối cùng thụ nhận
sự hoàn hảo bởi trung gian của những cái ở giữa: những cái ở giữa nhận nơi
chúng sự truyền thông của những cái đầu, làm chuyển động những cái cuối, quay
chúng về chính mình và như thế trở thành những trung tâm và những lực của các
cực, được đong đầy bởi những cái hoàn hảo hơn, và đong đầy những cái bất toàn.
Như vậy, Ionie sẽ là biểu tượng của thiên nhiên; nước Ý biểu tượng của tri thức;
Athènes là biểu tượng trung gian và những tâm hồn được đánh thức vươn lên từ
thiên nhiên đến lý tính.
Proclus
Bình luận về đối thoại Parménide của Platon.
THIÊN NHIÊN - Ý NHIỆM HAY MÔ THỂ KHẢ NIỆM
a. Câu này là một trích dẫn từ đoạn đầu đối thoại Parménide của Platon mà
Proclus sắp bình luận Céphale và các triết gia thành Clazomène đại diện cho
trường phái Ionie. Adimante và Glaucon là những người anh em của Platon,
cũng tham gia chất vấn Socrate trong đối thoại Nền Cộng Hoà. Ngày nay người
ta biết rằng các đối thoại Nền Cộng Hoà và Parménide được Platon biên soạn
cùng lúc.
Chú thích.
1. Những mô thể hay ý niệm tạo thành những thực thể duy nhất.