TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 28

Lý trí cứu hộ huyền thoại: lối giải thích ngụ ngôn.

Nếu người ta muốn cứu nạn những huyền thoại và bảo tồn sự hứng thứ của
chúng, cần thử đề xuất một cách đọc ngụ ngôn (lecture allégorique). Cách tiếp
cận mới này được khởi xướng bởi Métrodore de Lampsaque (thế kỷ thứ năm
trước Công nguyên), một môn đệ của Anaxagore, về sau được nhiều người noi
theo (như Cicéron, Chrysippe) - Ở đây chúng tôi trích dẫn chứng từ số III trong
quyển Les Présocratiques của J.P.Dumont.

TATIENT (1)

Métrodore de Lampsaque, trong tác phẩm của mình về Homère, đã lao mình vào
những nhận định rất ngây thơ bằng cách cố kéo mọi thứ về một ý nghĩa ẩn dụ
(sens allégorigue). Ông bảo rằng Héra, Athéna, và Zeus chẳng phải là những gì
mà những kẻ xây đền thờ cho họ nghĩ đâu. Thực ra đó là những nguyên lý của
thiên nhiên và là những năng hướng của các nguyên tố. Nói rõ ra, Hector và
Achille cũng như Agamemnon và rộng ra, tất cả những người Hy Lạp và những
người ngoại quốc, kể cả Hélène và Paris, đều là những thực tại tự nhiên (2),
nhưng người ta đã đưa vào những nhân vật này vì nhu cầu câu chuyện, mặc dầu
chẳng có ai trong số họ thực sự tồn tại.

Chú thích:

(1) Biện giả Cơ đốc giáo, thế kỷ thứ hai

(2) Như vậy là Homère đã bàn về thiên nhiên theo kiểu ẩn dụ / ngụ ngôn.

Địa lý

Triết học Hy Lạp có hai nguồn gốc: Ionie và Ý

- Ở Ionie (thuộc Tiểu Á): Vật lý luận (physiologie) từ này nguyên để chỉ khoa học
về những thực tại tự nhiên và các triết gia khởi thảo khoa này được gọi là những
nhà vật lý luận (physiologues), chuyên khảo về những hiện tượng vật lý: quá
trình thành trụ hoại không cùng thể tính của vạn hữu, bằng cách quy chúng về
một archè nguyên thuỷ, thuộc về vật chất. Archè có nghĩa là gốc rễ, sự khởi đầu,
trước khi triết lý của Aristote mang lại cho từ này cái giá trị đặc thù là nguyên lý.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.