TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 304

này, là nhà lập pháp đồng thời là nhà hành pháp; kẻ nào không tôn trọng nó sẽ tự
làm hại mình vì đã coi thường nhân tính và do chính sự kiện đó, sẽ phải chịu
những trừng phạt nặng nề nhất, ngay cả cho dầu kẻ đó có thể thoát khỏi những
cực hình khác.

CICÉRON, Cộng hoà.

Chống lại nhân vi pháp *

Nói về nhân vi pháp (le droit positif) là coi luật pháp như sản phẩm của một quy
ước (convention) có tính võ đoán. Như vậy luật lệ phải thuận theo tự nhiên.

CICÉRON

Nếu như luật pháp được tạo ra bởi ý chí của các dân tộc, bởi những sắc lệnh của
các ông hoàng, bởi những phán quyết của các quan toà, lúc đó sẽ có luật cướp
bóc, luật ngoại tình, luật giả mạo chúc thư, trong trường hợp mà những hành
động này được tán đồng qua những lá phiếu và những cuộc trưng cầu dân ý (1).
Nếu như đó là sức mạnh của dư luận và ý chí của những kẻ ngu, nếu như sự đầu
phiếu của họ có thể khiến cho bản chất mọi sự vật bị đảo lộn, tại sao họ không ra
sắc lệnh cho rằng người ta phải coi là tốt và lành mạnh những sự vật xấu và xây
dựng pháp lý trên điều sai, tại sao lại không có thể xây dựng điều thiện trên điều
ác. Đó là bởi vì chúng ta không có một quy phạm nào khác hơn là thiên nhiên để
phân biệt một luật pháp tốt với một luật pháp tồi.

CICÉRON, Về luật lệ.

* Nói về luật pháp người ta thường phân biệt thành tự nhiên pháp (droit naturel)
với nhân vi pháp (droit positif)

1. Lý thuyết về nhân vi pháp sẽ đưa đến chỗ hợp thức hoá điều võ đoán (légitimer
l’arbitraire).

Bình đẳng tự nhiên và những bất bình đẳng do văn hoá

Luật pháp là phổ quát: mỗi người chúng ta cùng tạo ra một khái niệm về nó. Nói
như thế có nghĩa là điều thiện là ý niệm chung (notion commune) và rằng cùng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.