TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 302

1. Như thế định mệnh chịu trách nhiệm về những nguyên nhân trợ tá (causes
adjuvantes) nhưng sự tán đồng của chúng ta mới là nguyên nhân hoàn toàn và
thực sự tự do.

Chướng ngại từ những đam mê (L’obstacle des passions)

Zénon định nghĩa những đam mê như là "một chuyển động vượt qua lý trí của
tâm hồn" hay một xung lực tràn bờ (une pulsion débordante).

Chẳng bao lâu sau, dưới ảnh hưởng của Chrysippe người quy đam mê về khuynh
hướng bá quyền, những đam mê được đồng hoá với những phán đoán chúng là
đặc điểm của một lý trí vô quy tắc và suy đồi. Lúc đó, đam mê trở thành một thứ
bệnh của trí năng.

STOBÉE

Bởi vì, từ quan điểm chuyên biệt, đam mê thuộc về xung lực nguyên sơ, đây là
lúc thích hợp để khảo sát về những đam mê.

Đam mê, theo các triết gia khắc kỷ, là một xung lực tràn bờ, đối kháng lại những
can thiệp của lý trí, đó còn là một chuyển động vượt qua lý trí của tâm hồn chống
lại thiên nhiên - tất cả mọi đam mê thuộc về phần khuynh hướng bá quyền của
tâm hồn - bởi vì mọi nhiễu loạn là đam mê và ngoài ra mọi đam mê là nhiễu loạn.
Vì rằng đam mê thuộc về giới này, người ta cần lưu ý rằng một số đam mê là
nguyên thuỷ và thống trị, trong khi những cái khác chỉ quy về đó. Những đam mê
nguyên thuỷ có bốn thứ: dục vọng, sợ hãi, đau đớn và khoái lạc.

Liên quan đến mọi đam mê của tâm hồn, vì họ coi chúng là những ý kiến
(opinions), ý kiến phải được hiểu theo nghĩa giả định "thiếu sức mạnh thuyết
phục và theo nghĩa cái gì gây ra, bên ngoài mọi lý trí, một sự co rút hay một dãn
nở."*

STOBÉE, Tuyển tập

* Nguyên văn tiếng Pháp: ce qui déclenche hors de toute raison une contraction
ou une dilatation. Thú thật là chúng tôi không dám khẳng định những từ "sự co
rút" hay "sự dãn nở" ở đây tác giả dùng ám chỉ cái gì.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.