thực tại vật chất của đức hạnh vốn có tính cơ thể. Hành vi mà người ta chỉ định,
phát biểu hay mô tả, chỉ là một điều thiện do tình cờ mà thôi.
DIOGÈNE LAŠRCE
Theo họ những đức hạnh hỗ tương nối tiếp nhau, và ai có một đức hạnh thì sẽ có
tất cả những đức hạnh khác; bởi vì những định lý sáng lập ra chúng là chung cho
tất cả …
Minh trí lý thuyết và thực hành được diễn tả thành những đức hạnh đa dạng.
Người đức hạnh hiểu biết về lý thuyết và đồng thời thực hành điều gì cần phải
làm: điều cần phải làm cũng là điều cần được muốn, điều cần phải chịu đựng,
điều cần phải kham nhẫn, phải hành động thận trọng, dũng cảm, công chính và
tiết độ. Mỗi đức hạnh tóm tắt trong một đối tượng đặc thù, tính can đảm liên quan
đến cái gì cần chịu đựng, tính thận trọng liên quan đến cái gì cần làm. Cái gì
không nên làm và cái gì không thuộc cái này cũng không thuộc cái kia; cũng thế
những đức hạnh khác quan hệ đến đối tượng riêng thuộc về chúng. Tính thận
trọng có lời khuyên tốt và trí thông minh đi theo, với tính tiết độ, có trật tự và hoà
hợp; về công lý có đức công bình và lòng tốt bụng; với tính can đảm là tính
thường hằng và nỗ lực liên tục…
Họ tin rằng không có trung gian giữa đức hạnh và thói xấu, trong khi những triết
gia Péripatéticiens chấp nhận một trung gian như thế, đó là sự tiến bộ (từ người
xấu,do tu thân, dần dần thành người tốt).
Đức hạnh là đủ cho hạnh phúc (1) như Zénon, Chrysippe và Hécaton cùng bảo
thế . "Nếu sự cao cả của tâm hồn đủ để nâng con người lên trên tất cả và nếu nó
chỉ là một phần của đức hạnh, thì như vậy đức hạnh sẽ là đủ với sự coi thường tất
cả những chướng ngại bên ngoài." Còn Panétius và Posidonius nói rằng đức hạnh
chưa đủ cho hạnh phúc (2) mà còn cần có sức khoẻ, tiền của đủ tiêu và cuộc sống
thoải mái.
DIOGÈNE LAŠRCE, Cuộc đời các triết gia.
1. Luận đề cổ điển về tự túc (autarcie)