2. Hình ảnh "suối nguồn và cội rễ/ thiên nhiên không bao giờ cạn kiệt" biểu thị bộ
tứ theo Pythagore.
3. Hình ảnh này được gợi ra bởi việc quy chiếu về Pythagore.
4. Nhất thể đúng là vô thể theo nghĩa ở bên kia hiện hữu bản thể (au delà de
l’existence substantielle), như điều Thiện của Platon. Đó là nguồn gốc của khoa
thần học phủ định (la théologie négative).
5. Tất cả mọi bản văn của bộ Ennéades được trích dẫn qua bản dịch của Émile
Bréhier, có đối chiếu với những tu chính (revisions) của P.Henry và
H.R.Schwyser.
Trí tuệ, nguyên lý thứ nhì
Trong khi mà Nhất thể đầu tiên là một vô thể thuần túy (un pur non-être), và bất
khả tư nghị (impensable), thì thực tại đầu tiên là thực tại của trí tuệ(l’Intellect) đã
táo bạo rời xa khỏi Nhất thể. Nói thế nghĩa là hữu thể đầu tiên là hữu thể của tư
tưởng, hữu thể khả niệm của Platon và để nói như Plotin, là thế giới khả niệm (le
monde intelligible). Nhưng trí tuệ là vạn hữu. Nó chứa đựng mọi vật bất động và
thường trụ một nơi ; nó chỉ hiện hữu và tình trạng nó hiện hữu luôn luôn thuộc về
nó (1); nó phi lai phi khứ : không có lúc nào mà nó sẽ đến; bởi vì, ngay vào lúc
này, nó hiện hữu; cũng không có lúc nào mà nó đã đi qua, bởi vì, ở cảnh giới này,
không có gì đi qua: tất cả mọi hữu thể ở nơi đầy đều vĩnh hằng hiện diện; chúng
luôn đồng nhất bởi vì chúng yêu mến nhau trong trạng thái này. Mỗi một trong
chúng đều là trí tuệ và hữu thể; toàn bộ chúng hợp thành Trí tuệ phổ quát và Hữu
thể, Trí tuệ làm cho Hữu thể tồn tại bằng cách suy tư về nó, và Hữu thể, như đối
tượng của tư duy ban cho Trí tuệ tư tưởng và tồn tại (2). Nhưng tư tưởng có một
nguyên nhân khác với chính nó, đó cũng là nguyên nhân của hữu thể (3);cái này
và cái kia đều có một nguyên nhân khác với chính chúng. Bởi vì chúng tồn tại
cùng nhau và không xa rời nhau; nhưng cả hai tạo thành cái vật duy nhất vừa là
Trí tuệ và Hữu thể, tư tưởng và vật được tư tưởng, vật đó là trí tuệ bởi vì nó tư
duy và là hữu thể bởi vì nó được tư duy. Bởi vì không thể có tư duy mà không có
tha tính (altérité) và đồng tính (identité) (4). Như vậy những hạn từ nguyên thủy
là: Trí tuệ, Hữu thể, Tha thể (l’Autre) và Đồng thể (le Même); cần thêm vào đó