TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 350

là thánh Thomas d’Aquin (1225 - 1274), nhà thần học chính thức của Giáo hội -
một cách nhìn kiểu cố đạo, dầu có tính chính đáng riêng của nó, nhưng chưa đủ
sức cung ứng một cách kiến giải phổ quát. Thực tế là, nếu như thế kỷ 13 là thời
đại của những bộ Tổng luận thần học (sommes de théologie) đồ sộ, như vậy cũng
có nghĩa là thời đại tuyệt nhất của những "Đại tổng đề học thuyết" (les grandes
synthèses doctrinales), chẳng phải vì thế mà đưông nhiên là kiểu viết lách và
phương pháp này tạo thành cái cốt yếu hay cái tinh túy của hoạt động triết học
thời này. Vì muốn lôi kéo mọi thứ về hình thức Tổng luận và về lý tưởng của một
kiến thức khép kín, toàn diện, đông cứng, có thể truyền thụ và lặp lại đến vô tận,
trường phái Tân Kinh viện (la Néoscolastique) của thế kỷ 19 trong ý muốn tìm
thấy ở đó một vũ khí đánh trả cuộc tấn công của chủ nghĩa hiện đại, đã góp phần
đáng kể vào việc khai trừ thời Trung cổ ra khỏi nền văn hóa hiện đại và đưông
đại. Che mặt nạ cái mà Paul Vignaux gọi là "phức tính của thời Trung cổ trên đà
vận động", làm như thế nó đã xác nhận phán quyết của tất cả những gì trong quá
khứ đã quyết liệt chống lại những ý tưởng và những lề thói Trung cổ: chủ nghĩa
nhân bản, thời kỳ Phục hưng, phong trào Cải cách ẩn mình sau cây cao bóng cả
thánh Thomas, một khu rừng ngàn năm cuối cùng thế là … đã biến mất.

Quen với chuyện nhảy vọt một phát một từ thời Thượng cổ muộn đến đầu thời
đại "cổ điển", các sinh viên triết học rơi vào một tình huống kỳ lạ: họ học lịch sử
chính trị, xã hội, kinh tế và đến một mức nào đó, cả văn học nữa của một thời đại
rất dài - gần cả ngàn năm - mà họ hoàn toàn không biết gì về quá trình khai sinh
các khái niệm cơ bản của thời đại đó. Những ý tưởng chung chung mơ hồ về
"tình trạng mông muội trí thức thời Trung cổ", về "sự xung đột gay gắt giữa niềm
tin tôn giáo và lý trí", về "sự chuyên chế của thần học" và về "sự hy sinh của tư
tưởng" - đấy là tất cả hành lý họ được trang bị để khảo sát và đánh giá cả một
ngàn năm tư tưởng của châu Âu.

Tuy nhiên vẫn có một nền triết học thực sự ở thời đại Trung cổ. Và còn có nhiều
nữa là khác. Ở đây cần đưa ra trước công lý hai định kiến với ít nhiều sai lầm:

- Luận điểm của Bertrand Russell, cho rằng không hề có cái gọi là triết học thời
Trung cổ, mà theo ông ta "tất cả chỉ là thần học".

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.