TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 351

- Luận điểm của Martin Heidegger cho rằng tư tưởng Trung cổ hoàn toàn thoát
thai từ cuộc hội ngộ giữa chủ nghĩa Aristote và phương thức biểu thị theo truyền
thống Do thái - Cơ đốc giáo.

Luận điểm của Russell sai đến ba lần: một đàng, nó không biết đến vô số hình
thức diễn từ và thực hành triết lý của các thế kỷ 13 và 14, trong đó thần học
không hề giữ vai trò chủ đạo nào; đàng khác, nó phớt lờ sự đề kháng của các triết
gia đối lại sự thống trị của các nhà thần học về việc sản sinh và tái sản sinh kiến
thức; cuối cùng, nó không làm sáng tỏ vai trò tích cực của thần học. Đó là sai lầm
trầm trọng nhất: thực ra, một trong những thủ đắc chính của lịch sử cận đại là đã
khải lộ tầm quan trọng triết lý của những vấn đề thần học từng được các nhà thần
học Trung cổ bàn luận. Khoa lô-gích học về thời gian, lô-gích học về quy phạm,
việc lý thuyết hoá những thái độ mệnh đề (la théorisation des attitudes
proposition nelles), môn lô-gích học nhận thức luận khảo về những tác nhân vận
trù (opérateurs) như "hiểu biết", "tin tưởng"v.v… nói vắn tắt là, tất cả những môn
lô-gích học mới đã phát triển trong nửa sau thế kỷ 20 đã , theo cách của chúng,
từng hiện diện trong thời Trung cổ. Trong đa số trường hợp, chúng là kết quả của
sự gặp gỡ giữa vũ trụ của vật lý Aristote và một số những đối vật, những chuyển
động hay biến cố ngoài tiêu chuẩn, được ấn định bởi tín lý hay mặc khải: phổ tại
tính của thiên thần, tức thời tính của hiện tượng chuyển bản thể v.v… Những vấn
đề này vốn không phải là những vấn đề của triết học, nhưng đúng là những vấn
đề cho triết học, đã cho phép lý thuyết triết học tiến bước trong chính công cuộc
đầu tư trí tuệ của nó - lúc đầu còn rụt rè (vào thời Abélard), về sau rầm rộ (vào
thời Guillaume d’Ockham), vào lãnh địa của thần học. Chẳng những không đối
đầu nhau đôm đốp - như có thể xảy ra - mà triết học và thần học đã cùng làm giàu
cho nhau, cùng nhau thịnh phát, cho đến một lúc mà trong chính mắt các nhà thần
học, thì thần học đã quá thấm đẫm triết lý khiến nhà tư tưởng tôn giáo Martin
Luther đã gióng lên hồi chuông báo hiệu sự khởi đầu của một phản động lực bất
khả cưỡng chống lại các nhà thần học duy lý luận (les théologiens logiciens).
Nhưng đó chưa phải là cuộc cải cách duy nhất đả phá chủ nghĩa duy lô-gích (le
logicisme) của thời Trung cổ: các nhà nhân bản Ý cũng hăng hái làm điều đó, ra
sức thoá mạ "những tên Bretons man rợ với tên gọi nhăng nhít khó phát âm" -
(vào thế kỷ 14, đa số những nhà lô-gích học lớn đó là dân Ăng_lê)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.