Phần còn lại, chúng tôi hy vọng sẽ chỉ ra nơi đây, với các bản văn làm điểm tựa,
rằng thời Trung cổ không đơn thuần chỉ là "sự kéo dài của thời Thượng cổ" và
rằng nó cũng chẳng hề lạm dụng "phương pháp tam đoạn luận".
Khoa lô_gích và việc giảng huấn
Người ta từng nói rằng khoa lô_gích ở thời Trung cổ đã tiến bộ một cách phi
thường đến mức phải đợi mãi tận thế kỷ hai mươi mới thấy kiểu mẫu những vấn
đề triết lý mà nó đặt ra quay trở lại. Tất nhiên rằng những cải cách này không
phải đã nằm trọn vẹn trong những thủ bản Hy Lạp và Latinh cuối cùng, cũng
không phải trong Boèce (525 sau CN). Hẳn nhiên là những tập sách của "người
La Mã cuối cùng" đã truyền lại cho các nhà kinh viện một phần môn lô-gích của
trường phái Khắc Kỷ. Tuy nhiên, cốt lõi của lô-gích học trung cổ lại sinh ra ở thời
Trung cổ Khởi đi từ (cũng có nghĩa là: đi xa dần) Boèce, hoặc là bằng cách đào
sâu những tập hợp vấn đề của Boèce, hoặc bằng sự phân tích những tình huống
mới gây ra bởi những cú sốc văn hóa (việc dịch các triết gia Ả Rập, cuộc chạm
trán giữa công cụ lý luận của Aristote với một thế giới - thế giới của Kinh Thánh,
quá phong phú và khác thường đối với nó). còn về việc "lạm dụng tam đoạn luận"
- một đề tài hài kịch - đó là một cách nhìn của Descartes về lịch sử, chứ đâu phải
là chính lịch sử. Vả chăng, ai mà chẳng thấy sự mâu thuẫn giữa hai ý tưởng: một
thời Trung cổ thừa kế những "thủ bản Hy Lạp và Latinh cuối cùng", nghĩa là một
vũ trụ chiết trung (un univers éclectique) trong đó chủ nghĩa Aristote không phải
là sự tham chiếu chính cho đa số trường hợp, mà đồng thời lại độc quyền hiến
mình cho tam đoạn luận của Aristote! Nếu đúng là học giả thời Trung cổ coi
trọng tam đoạn luận trong việc chứng minh một luận điểm, thì cũng không kém
phần đúng là việc chứng minh chưa phải là toàn bộ việc rèn luyện triết học kinh
viện. Có nhiều hình thức lập luận: lô-gích, pháp lý, tu từ, vui đùa, sư phạm; có
những trò lộng ngôn (jeux de langage) và những hình thức luận chiến mà trong
đó tam đoạn luận không can thiệp vào. Molière không để mắc lầm về điểm đó khi
trong vở Người bệnh tưởng (Le Malade imaginaire), ông đặt vào mệng viên y sỹ
trẻ tuổi Diafoirus kho từ ngữ của những cuộc luận chiến để thao luyện (disputes
d’entraỵnement). Trong đó những chàng sinh viện trẻ tự đề ra nghĩa vụ bảo vệ
một luận điểm chống lại gió và thuỷ triều, đối đầu với một địch thủ đang dồn dập
đưa ra những mệnh đề thích đáng hay bất thích đáng, tương hợp hay bất tương
hợp với luận điểm kia. Và ngược lại, mọi vận dụng tam đoạn luận đâu phải đều là