kiến thông thường, biết được Thượng đế "như là một hữu thể hoàn toàn chưa
được biết và không hề tồn tại". Vô tri hoàn toàn - tình trạng mà Nicolas de Cues
sẽ gọi là "vô tri thông thái" (la docte ignorance) - tương ứng vớisự phủ định hoàn
toàn, siêu việt, vượt qua cả vị thế và sự phủ định đơn giản: điều mà Cues sẽ định
nghĩa như là "không gian dành cho cuộc tao phùng của những đối thể" (l’espace
de la cọncidence des opposés).
Vậy nên chúng ta nói rằng: nguyên nhân của vạn hữu, thì ở bên trên tất cả, là phi
hữu phi phi hữu, phi sinh phi phi sinh, phi lý phi phi lý, phi trí phi phi trí.
Nguyên nhân đó chẳng phải là một cơ thể, vô hình vô tướng, vô phẩm, vô lượng,
vô khối thể.
Nguyên nhân đó bản lai vô trú xứ, bất khả kiến, bất khả xúc, bất khả cảm, bất khả
giác.
Nguyên nhân đó không lệ thuộc vào sự hỗn độn hay khuynh đảo, chẳng bị dao
động bởi những mê luyến vật chất.
Nguyên nhân đó không hề bất lực để bị lệ thuộc vào những ngẫu nhĩ của phàm
trần.
Nguyên nhân đó không lúc nào bị tước đi ánh sáng, không bao giờ có và cũng
chẳng hề là sự biến đổi hay hoại diệt hay phân chia hay tàn khuyết hay thụ động
hay quá độ hay bất kỳ cái gì giống như nơi thế giới khả giác.
Tiếp tục hướng lên cao, chúng ta nói rằng nguyên nhân của vạn hữu không phải
là linh hồn cũng chẳng phải là trí tuệ, nguyên nhân đó không có trí tưởng tượng,
không ý kiến, không định nghĩa, không tư tưởng, vô ngôn vô lự, không nói về
mình cũng không suy nghĩ về mình.
Nguyên nhân đó chẳng phải là số lượng, chẳng phải là trật tự, không lớn không
nhỏ, không bình đẳng, không bất bình đẳng, bất đồng bất dị, phi tịnh phi động,
phi hiển phi tàng.
Nguyên nhân đó không là ánh sáng, vô sinh vô bất sinh.