TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 375

grec) vào trong những phạm trù vũ trụ luận (les catégories cosmologiques) của tư
tưởng Hồi giáo, mang tính độc thần (monothéiste). Một thế giới vĩnh cửu, lưu
xuất từ một Nguyên nhân duy nhất, siêu việt (bản văn số 1) và không thể tả (bản
văn số 2), tự tổ chức trong một hệ thống đi lên từ những nguyên lý và những
nguyên nhân trung gian, vừa thiêng liêng và luôn luôn suy niệm - những trí tuệ và
những linh hồn của Nước Trời (bản văn số 3) -, nói tóm lại là một hệ thống thần
học nối kết ý tưởng về Đệ nhất Động cơ với ý tưởng về Đấng Tạo hoá bằng cách
phân bổ những nhiệm vụ và những chức năng, dọc theo một chuỗi những nguyên
nhân đệ nhị, từ Đệ nhất Động cơ cho đến Trí tuệ cuối cùng, như vậy đó là hình
ảnh của thế giới nó biểu thị tầm nhìn triết lý theo Aristote về vũ trụ trong thời
Trung cổ muộn. Để giúp hiểu rõ hơn động tác lý thuyết của nhà phóng tác Ả Rập
đối với Proclus, chúng tôi cho kèm theo mỗi bản văn của quyển Liber khởi điểm
của nó từ tác phẩm của Proclus.

"Đấng Đệ Nhất giàu có do chính mình và Ngài giàu có vô hạn".

Dấu hiệu của sự giàu có (1) này là nhất tính của Ngài. Nhất tính đó không phân
tán rải rác, trái lại, nhất tính của Ngài thuần và đơn (son unité est pure et simple)
bởi vì nơi tự thân Ngài là đơn giản, ở mức đầy đủ nhất của tính đơn giản. Nếu
người ta muốn biết rằng Đệ nhất Nguyên nhân là đơn giản, thì phải hướng về
những vật phức hợp và xem xét chúng bằng một cuộc khảo sát chăm chú. Lúc đó
người ta sẽ khám phá ra rằng mọi phức thể đều là khiếm khuyết và nghèo nàn, vì
rằng để hiện hữu, nó phải cần đến một cái khác (phức thể khác) hay chính những
vật mà nó được phức hợp. Ngược lại, vật đơn giản và một - là Sự Thiện - là một
và nhất tính là Sự thiện và Sự Thiện là vật một (2). Vật đó rất giàu có, nó tuôn
chảy trên những cái khác mà không lệ thuộc vào sự tuôn chảy nào (3). Những vật
khác, trái lại, dầu là khả niệm hay khả giác, thì không giàu có do chính mình, trái
lại chúng cần một Nhất thể thật sự tuôn chảy lên chúng những thiện hành và
những ân sủng.

Sách các Nguyên nhân, Bản dịch của Alain de Libera.

1. Người phóng tác đã dùng từ "giàu có" để diễn tả khái niệm tự túc, tự chủ của
Proclus.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.