Abélard
(1079 - 1142)
Kể lại chính cuộc đời mình, Pierre Abélard đã đặt tựa đề cho thiên tự truyện là
Historia Calamitatum (Những nỗi bất hạnh của đời tôi) - thực thế, một cuộc đời
sôi động trong đó nối kết nhau: viênh quang trí thức (dạy học ở Paris), đam mê
tình ái (hôn lễ bí mật với nàng Hélọse), sự tàn khuyết cơ thể (bị ông chú của
Hélọse ra lệnh thiến dái chàng), lòng thù hận của Bernard de Clairvaux và những
lần kết án của nhà thờ (giáo nghị hội ở Soissons, 1121, giáo nghị hội ở Sens,
1140), mối nguy hiểm (âm mưu sát hại của những tu sỹ ở Saint - Gildas de Rhuys
nơi ông cư trú từ 1125 đến 1132) rồi, cuối cùng, cuộc ẩn cư trong cô đơn nơi tu
viện Clunày để chờ chết, vào năm 1142.
Tác phẩm triết học và thần học của Abélard xứng ngang tầm với định mệnh phi
thường ngoại lệ này: là người giới thiệu chính môn lô-gích học vào thần học, ông
cũng là người cách tân lô-gích học của Aristote và Boèce (Gloses littérales sur
Porphyre, Aristote et Boèce, Logica Ingredientibus, Logica Nostrorum petitioni
sociorum) và là ngườikhởi xướng một hình thức đức lý mới mang nội dung Cơ
đốc giáo với phương pháp biện chứng (Scito te ipsum ou Ethica). Mở lòng ra với
tính đa dạng (Đối thoại giữa một triết gia, một người Do Thái giáo, một người Cơ
đốc giáo), Abélard làm mới lại tất cả những gì ông đã chạm đến. Được giới thiệu
như người phát minh ra thuyết duy danh (le nominalisme), ngày nay ông hiện ra
đúng hơn như là người chủ xướng môt học thuyet độc đáo hơn, hơi nhuốm màu
chủ thuyết Platon: thuyết phi - hiện thực (le non - réalisme).
LOGICA INGREDIENTIBUS
Những phổ quát thể: hướng đến thuyết phi-hiện thực.
Vào thế kỷ mười hai, ít nhất có bốn trường phái lô-gích học tranh nhau sự ưa
chuộng của những sinh viên ở Paris: trường phái của Guillaume de Champeaux
(thầy của Abélard), được lập ra ở Notre Dame, rồi, sau 1108, ở Saint - Victor; vào
khoảng năm 1140, trường phái của người Anh, Adam de Balsham ở gần Petit -