TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 447

được ghi trong quy chế là biểu hiện trực tiếp sức ép của những nhà thần học, từ
những năm 1206 - 1210 đã tố cáo trong những bài thuyết giáo của họ cái "minh
trí phù phiếm" và cuộc "ngữ chiến vô bổ" trong các khoa văn nghệ. Trong khi đó,
từ 1228, một bức thư của giáo hoàng Grégoire IX khuyên các nhà thần học ở
Paris hãy lánh xa những "trò mới lạ thế tục", một bằng chứng cho thấy không chỉ
ban văn nghệ đã lách quy chế mà cả những nhà thần học cũng bị lôi cuốn bởi thói
hiếu kỳ phù phiếm (vana curiositas). Việc lập ra những cấm chỉ ở Paris năm 1231
và năm 1263 (dưới đời Giáo hoàng Urbain IV) chứng tỏ rằng người ta không thể
ấn định bằng quy chế những gì mà thực tiễn cải chính trong sự kiện. Tác động từ
bên ngoài một quy chế chỉ tổ tạo ra những điều kiện hợp pháp cho sự vi phạm
chính nó. Phần lớn những quyết định có hiệu lực chỉ hợp thức hoá những thói
quen. Năm 1252 nhóm dân tộc Anh ở khoa văn nghệ đại học Paris chính thức đưa
quyển De Anima của Aristote vào chương trình cao học. Năm 1255, toàn bộ khoa
tự ban cho một quy chế mới, nghiên cứu tất cả các công trình của Aristote. Không
ai phản ứng gì, từ giáo hoàng, giám mục, cho đến những nhà thần học. Bởi vì quy
chế này chỉ tổ chức một cách cụ thể việc giảng dạy đã tồn tại từ hơn mười năm
rồi. Việc cấm đoán của giáo hội vào năm 1263 tỏ ra vô hiệu.

Lên án và kiểm duyệt.

Lịch sử tư tưởng Trung cổ không phải là một chuỗi va chạm giữa những "đi
trước" và những chế tài, và người ta lầm to khi muốn tìm khuôn mặt bi đát của
Socrate sau mỗi vị giảng sư bị lên án. Đại học là một quyền lực đối diện với
những quyền lực khác. Nó phản ứng lại như một cơ thể khi bị xúc phạm, nhưng
nó cũng không ngần ngại khi cần phải thanh trừng nội bộ. Những cuộc lên án làm
sôi động đời sống tinh thần vào các thế kỷ mười ba và mười bốn, tuy thế, không
có cùng bản chất và cùng mức độ. Một số, như các lần lên án ở Paris vào năm
1277, nhắm đến những luận đề chưa từng được giảng dạy; số khác, như các cuộc
lên án năm 1277 nhắm đến những tác giả (như Thomas d’Aquin) mà về sau Giáo
hội sẽ phong là "Các Vị Thánh Thông Thái". Trong một thế giới mà sự tranh luận
không chỉ là hành vi lời nói mà còn là sự hiện thể hóa của tư tưởng, thì sự kiểm
duyệt cũng nằm trong trò chơi chung của trí tuệ.

Alain de Libera.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.