TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 449

Được gợi hứng sâu xa từ Aristote, từ Sách các ngàyên nhân và từ Proclus, vừa
chịu ảnh hưởng Aristote và Tân thuyết Platon, tư biện triết học của Dietrich de
Freiberg chính yếu hướng về vấn đề quy chế của trí tuệ và tư tưởng. Ở cấp độ đầu
tiên, Dietrich nhấn mạnh phần của hoạt động tinh thần trong việc cấu tạo nên
những thực tại ngoại giới đối với phạm trù của sự vật đơn lẻ (đó là trường hợp
của thời gian, thực tại phi sự vật - réalité non-chosique - được cấu tạo bởi trí tuệ).
Nhưng sâu xa hơn, công trình triết học của ông nhắm tới việc thiết lập rằng chính
khái niệm sự vật hay bản thể không đủ khả năng biểu hiện tư tưởng như là động
lực tự tạo: tinh thần không phải là một vật mang những phẩm tính hay những tác
động (như Ockham chủ trương), đó vừa là một bản thể vừa là một hoạt động,
không phải là một sự kiện, nhưng là một hành động tự tạo - được đồng hoá với
"đáy sâu bí ẩn của tâm hồn" của thánh Augustin, trí tuệ tác nhân của Aristote
được định nghĩa như một "bản thể động", nó là bản thể với tư cách nó tác động
hay vận hành và có đối tượng là chính hoạt động hay vận hành của nó - một vận
hành đồng nhất với chính tư tưởng như là bản thể. Về phần mình, tư tưởng hay
hành vi tri thức được đặc trưng như một đám rước trong đó đối tượng được suy tư
chính là đám rước.

Việc tự tạo và phản tư của tư tưởng

(Auto - constitution et réflexion de la pensée)

Dietrich de Freiberg chứng minh rằng trí tuệ tác nhân là một hình ảnh về toàn thể
tính của hữu thể và trong tư cách đó, là ngàyên nhân của yếu tính của tâm hồn,
trong khi cốt yếu đồng nhất với nó, "theo nghĩa nhân quả".

Phải thấy rõ rằng, từ chính yếu tính của nó, mọi trí tuệ như là trí tuệ là một hình
ảnh của toàn bộ hữu thể hay là, nếu ngưới ta thích hơn, của hữu thể như là hữu
thể. Đó chính là nền tảng của luận đề Aristote trong quyển III của bộ khảo luận
Về linh hồn (1), khi ông chủ trương rằng "trí tuệ tác nhân (l’intellect agent) là cái
có khả năng sản sinh ra tất cả, và trí tuệ khả hữu (l’intellect possible) là cái có khả
năng trở thành tất cả". Thực thế, mỗi một trong hai trí tuệ này, từ yếu tính, là hình
ảnh của mọi hữu thể, cái đầu - trí tuệ tác nhân - là như thế theo hiển thể, và cái
kia - trí tuệ khả hữu - là như thế theo tiềm thể, nghĩa là trước khi suy tư.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.