TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 450

Vậy mà, nhất là đối với các bản thể, một hình ảnh từ yếu tính là một đồng nhất
tính - nghĩa là một đồng nhất tính với cái nó đang là, từ yếu tính, hình ảnh: cái gì
là hình ảnh trong giới phẩm tính là đồng nhất tính trong giới bản thể. Vậy mà,
đồng nhất tính này hiện ra dưới một trong ba cách thức được kể ra trong lời bình
luận về mệnh đề 136 của Proclus (2): "Mỗi sự hoàn hảo có ba cách hiện hữu:
hoặc là trong nguyên nhân, hoặc là trong yếu tính, hoặc là do tham thông". Bởi vì
không có những hình thức đồng nhất tính khác cho những thực tại được sắp xếp
theo tôn ti trật tự của yếu tính của chúng; thực vậy, trong một trật tự như thế,
những cái bên trên thì đồng nhất với những cái bên dưới vì chúng tạo ra những
cái bên dưới, và những cái bên dưới thì đồng nhất với những cái bên trên, vì
chúng tham thông vào những cái bên trên. Ngược lại, không có cái nào là đồng
nhất với cái khác theo yếu tính, nhưng mỗi cái tồn tại nơi chính mình theo lý do
đơn nghĩa của yếu tính của chính mình.

Do đó, nói về những trí tuệ cách biệt, có lẽ nên nói, cùng với các triết gia, rằng
những trí tuệ này xét theo nguyên lý nhân quả là tất cả những cái bên dưới mà
chúng là những nguyên nhân, và những cái bên dưới, do tham thông, là đồng nhất
với những hữu thể bên trên chúng. Điều này, bởi vì chúng được tạo ra bởi những
hữu thể kia và tham thông vào sự hoàn hảo của chúng, nhưng không phải ở mức
độ ưu việt mà những sự hoàn hảo này tồn tại trong chính những nguyên nhân,
điều do đó chúng được gọi là "hiện hữu bằng tham thông" (être par participation).

Như vậy là, rõ ràng rằng trí tuệ khả hữu là toàn bộ tại thể do tham thông - sự
tham thông này đến với nó khi nó được hiện thể hoá bởi trí tuệ tác nhân nó là
nguyên lý nhân quả cho hiển thể của trí tuệ khả hữu.

Từ đó người ta có thể giải thích và chứng minh rằng trí tuệ tác nhân là nguyên lý
nhân quả của chính bản thể của tâm hồn - nguyên lý theo bản thể và một cách nào
đó nội tại nơi tâm hồn, giống như trái tim là thế nơi mọi sinh vật.

Thực thế, chắc chắn là trí tuệ tác nhân là nguyên lý chủ động và cốt yếu của hình
thức khả niệm trong trí tuệ khả hữu. Vậy mà hình thức khả niệm là tất cả yếu tính
của trí tuệ khả hữu (3), như chúng ta biết được điều ấy nhờ vào Al-Fârabỵ và
Alexandre d’Aphrodise trong các quyển sách của họ, De intellectu et intelligibili.
Bởi vì, bao lâu nó còn trong tiềm thể trí tuệ khả hữu chẳng là cái gì khác hơn là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.