một khả tính thuần túy, thiếu mọi bản tính tích cực… Vậy mà, hiển nhiên rằng
hình thức khả niệm (mà nó thủ đắc) chỉ là một tùy thể hay một tư thế ngẫu nhiên,
và rằng chính trí tuệ tác nhân sản sinh ra nó từ yếu tính của mình, bởi vì trí tuệ tác
nhân chỉ có nơi nó, không một nguyên lý chủ động nào khác ngoài chính yếu tính
của nó (4)…
Bây giờ, đồng nhất tính này chỉ có thể xảy ra dưới một trong ba cách thức đã
được định nghĩa trên đây theo Proclus. Như vậy, hoặc là đồng nhất tính cốt yếu
chúng có nghĩa là yếu tính của cái này, theo cách đơn nghĩa là yếu tính của cái
kia, điều không phải là trường hợp…, hoặc là trí tuệ tác nhân thì đồng nhất với
yếu tính của linh hồn do tham thông… và điều này cũng là bất khả - bởi vì tất cả
những gì hiện hữu do tham thông thì đã được chứa đựng sẵn trong nguyên lý của
nó một cách hoàn hảo hơn và cao quý hơn là nơi chính nó (5)… Vậy chỉ còn lại
cách thức thứ ba: cách thức nhân quả (le mode causal).
DIETRICH DE FREIBERG, Về trí tuệ và tính khả niệm.
1. Trong khảo luận De Anima của Aristote, III, 5.
2. Éléments de théologie của Proclus.
3. Trước khi suy tư ( do thủ đắc một cái khả niệm), trí tuệ khả hữu chưa là cái gì
cả, như vậy nó không có yếu tính bao lâu nó chưa suy tư.
4. Trí tuệ tác nhân là một nguyên nhân yếu tính, nó là tác động bằng chính hữu
thể của mình.
5. Đó là nguyên lý của Tân thuyết Platon về "tiền dung" (précontenance: chứa
đựng sẵn): mọi hiệu quả đều được chứa đựng sẵn từ trước trong nguyên nhân của
nó, và nó có ở đó một cách thức hiện hữu cao hơn cách thức hiện hữu của chính
nó.
DANTE ALIGHIERI
(1265 - 1231)